Vì sao ở bãi biển phải đặt mức nước cảnh báo?
Mùa hè năm 1998, lưu vực sông Trường Giang Trung Quốc xảy ra một trận lụt lớn, có tới tám lần đỉnh lũ. Vì bị ảnh hưởng lụt đặc biệt, mức nước ở thành Lăng Cơ hồ Động Đình tỉnh Hồ Nam cao quá mức báo động 84 ngày, vượt quá những trận lũ lịch sử từ trước tới nay. Đoạn sông phía dưới Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc mức nước vượt quá những lần lớn nhất từ trước tới nay, hơn nữa thời gian mức nước lên cao kéo dài. Ở khu vực ven hồ Duyên Giang, mức nước báo động chủ yếu được thiết lập đối với mực nước phòng ngự cao nhất. Ở bãi biển phải thiết lập mức nước báo động là để đề phòng khi thời tiết biến đổi khác thường gây nên.
Như ta đã biết, thủy triều của biển rất có quy luật, sóc, vọng hằng tháng là ngày thuỷ triều lớn, mức nước khá cao, nhưng cơ bản là cố định, sự chênh lệch mức nước hằng năm không nhiều nên nói chung không gây ra tai hoạ cho vùng ven biển. Gây tai hoạ cho vùng ven biển là mức nước cao khác thường, phần nhiều do những cơn gió xoáy nhiệt đới gây nên.
Gió xoáy nhiệt đới mạnh là hệ thống thời tiết áp thấp chuyển động xoáy. Khi nó chuyển động trên biển, vì khí áp của vùng xoáy thấp hơn khí áp chung quanh, gây nên sự mất cân bằng của áp suất không khí trong và ngoài, từ đó dẫn đến những cơn gió xoáy trên biển. Cơn gió xoáy mạnh thường gây nước biển dâng lên gần 1 m, có lúc cao hơn 1 m, nguyên lý của nó giống như ta dùng ống hút hút chai nước giải khát. Cơn xoáy nhiệt đới mạnh từ phía nam di động về phía bắc, còn mực nước biển dâng cao cũng theo đó mà biến đổi.
Ở Bắc bán cầu gió xoáy nhiệt đới mạnh gây nên hướng chuyển động của nước biển hơi lệch phải so với hướng gió. Bờ biển Trung Quốc phần nhiều nằm theo hướng bắc - nam, khi gió bắc thổi mạnh nước biển dâng lên dọc theo bờ biển. Vì bờ biển ngăn cản nước biển dâng cao, cho nên mức nước nhanh chóng dâng lên. Nước dâng cao này gọi là triều gió bão.
Triều gió bão nói chung ảnh hưởng đến bờ biển không lớn lắm. Nhưng khi triều gió bão xuất hiện vào ngày vọng hoặc ngày sóc có thể phá vỡ đê, nhấn chìm đồng ruộng, phá đường giao thông, gây chết người và súc vật. Tháng 11 năm 1970 gió xoáy mạnh nhiệt đới đổ bộ vào Gana, gây nên tai nạn thảm hại nhất trong lịch sử. Mực nước dâng cao 7,2 m, đất bằng trở thành hồ nước, nhà cửa đổ sập, xác súc vật chết trôi dạt khắp nơi, người chết đến con số 275.000 người. Trung Quốc cũng là một trong những nước phát sinh nhiều triều gió xoáy (triều cường kết hợp với xoáy). Mỗi lần xảy ra thường đưa lại những tổn thất to lớn.
Ngăn ngừa triều gió xoáy trước hết là xây dựng đê chắn biển. Xây dựng đê đầu tư rất lớn, cho nên không thể xây dựng nhiều đê cao để ngăn ngừa tất cả các mức nước. Vì vậy người ta thường căn cứ mực nước cao trong lịch sử để xây dựng đê và dựa vào các hoạt động xã hội của nhân dân vùng biển để thiết lập mức nước báo động, dùng làm chuẩn để báo động. Trong thời gian có gió xoáy nhiệt đới mạnh, ban phòng chống căn cứ các mức nước quy định để kịp thời đưa ra thông báo về các cơn gió xoáy và mức nước dâng lên. Nếu gió xoáy và triều cường trùng nhau thì chính quyền địa phương phải lập tức chuẩn bị công tác cứu hộ, như củng cố đê đập, sơ tán nhân dân, chuyển dời kho tàng… cố gắng hạn chế ở mức thấp nhất các thiệt hại do triều gió xoáy gây nên.