Âm nhạc trong đời mẹ tôi

Hồi con gái đầu lòng của tôi chào đời, mẹ đến để giúp đỡ tôi một tuần nhưng rồi mẹ ở lại thêm ba tuần. Mẹ đặt tên cho đứa cháu ngoại là Trái Đào và con bé mang luôn cái tên đó trong suốt nhiều năm sau. Lúc rạng sáng, mẹ thường đặt Trái Đào lên võng và ru nó, hy vọng tôi có thể chợp mắt thêm một lát; nhưng hầu như tôi thức giấc theo để lắng nghe tiếng mẹ ngân nga không phải bài hát ru, mà là bài hát của những năm hai mươi và ba mươi. Loại nhạc mà mẹ thuộc lòng không

sót từ nào. Cái võng đưa qua đưa lại trong lúc mẹ cất tiếng:

"Chàng của tôi ơi, tôi yêu mến chàng nhiều lắm... "

Nếu "Chàng Của Tôi" không dỗ đứa bé nín khóc, mẹ sẽ tiếp tục với một liên khúc gồm có "Tôi Khiêu Vũ Với Dòng Lệ Trên Mắt" và "Bản Tình Ca Pagan".


Tôi nằm im trên giường, nhớ lại những lần mẹ hát cho tôi nghe, dội sạch nỗi buồn trong lòng tôi bằng bài "Bánh Xe Quay Nhanh Nhanh... ", và quở trách tôi bằng bài "Cung Là Con Nhức Đầu Dịu Dàng". Tôi thích lắng nghe mẹ hát cho đứa cháu ngoại, và khi Trái Đào thiếp ngủ trở lại, tôi nghe tiếng mẹ lục đục trong bếp để chuẩn bị một bữa sáng mà chỉ có ông khổng lồ mới có thể ăn hết.

Mỗi ngày, khi nhìn những dĩa thức ăn ngồn ngộn trước mặt, tôi đều nói:

- Mẹ ơi, mẹ không cần phải nấu nhiều cho con.

Nghe vậy, mẹ thường phản đối:

- Nhưng đó là lý do mẹ đến đây. Để chăm nom con. Đe thấy sức khỏe con hồi phục trở lại. Đe nhìn con ăn một trái táo mỗi ngày.

Mẹ thích hát ngân nga trong lúc làm công việc nhà. Qua tiếng kêu hu... hu... của máy hút bụi, tôi có thể nghe âm điệu du dương của "Những Ngày Xưa Cũ". Và khi Trái Đào bị đau bụng, mẹ ẵm nó đi vòng quanh khắp nhà, dỗ dành nó bằng câu:

"Tiếng nhạc vang vang khắp đất trời... "

Rồi cũng tới lúc mẹ phải ra đi. Mẹ thu xếp hành lý trong lúc tôi nhắc đi nhắc lại những lời mẹ hứa, rằng nếu tôi có cần đến mẹ thì tôi chỉ việc huýt sáo to lên.

Hai năm sau, tôi sinh đứa con trai thứ hai và huýt sáo gọi mẹ đến. Lần này mẹ hát vang bài "Chàng Buckaroo Bé Nhỏ". Tôi quên rằng mẹ thuộc rất nhiều bài hát về cao-bồi, và chẳng bao lâu, tôi cũng ngân nga bài "Chạy Đi, Chân Nhỏ, Chạy Đi" khi đưa võng ru con trai tôi ngủ.

Một lần, trong con ghen tức, Trái Đào hỏi mẹ tôi rằng bà sẽ hát riêng một bài cho nó được không, mẹ chiều ý nó bằng cách cất tiếng:

"Cưng hãy ngoan và lắng nghe ta nói... "

Trái Đào ré lên thích thú, thả người nằm xuống gối trong khi mẹ tôi đi chầm chậm quanh phòng ngủ, hát bài ru duy nhất mà mẹ biết. Cuối cùng, tôi phải bước vào trong đó và dỗ dành Trái Đào ngủ bằng bài "Đi Kể Với Dì Rhoiy", là bài mà mẹ thường nói rằng đó là bài ca của một bà già.

 

Trong lần nuôi đẻ này, mẹ lại tiếp tế tôi những bữa điểm tâm chỉ có gã không lồ mới có thể ăn hết, và không hề quên nhắc nhở tôi "tránh xa chất cồn" khi tôi nhấp môi vào ly rượu vang.

Sau tuần lễ đầu tiên, mẹ không dậy sớm nổi như mọi khi và đôi lần tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi trong chiếc ghế dựa, nơi mẹ vừa đặt mình xuống để canh chừng Trái Đào đang chơi ở ngoài sân. Nhưng khi mẹ bắt đầu "ngồi xuống nghỉ lấy hơi" sau vài lần hút bụi tấm thảm, tôi cho rằng mẹ không cần phải ở lại đây nếu công việc nhiều quá sức. Mẹ cam đoan bà không sao, và mẹ nhất định ả lại.

Một ngày nọ, khi ôm mớ quần áo đã ủi phẳng phiu bước lên bậc thềm của tầng hầm, mẹ đổ nhào xuống đất. Tới nước này thì tôi buộc mẹ phải đi nghỉ, và nói rằng tôi sẽ chăm sóc mẹ thay vì để mẹ chăm sóc tôi.

Mẹ giảm bớt công việc nhà và ép bản thân phải nằm nướng đến tám giờ sáng, sau đó, mẹ dậy để tắm rửa cho Chàng Buckaroo. Hai tuần lễ sau, mẹ quyết định sẽ về nhà.

Mẹ nói với tôi:

- Jean này, mẹ rất tiếc không thể ở lại lâu hoài. Mẹ nghĩ đã tới lúc "Con Ngỗng Già Giãy Chết" rồi đấy.

Dù mẹ vừa nói câu đó vừa cười tủm tỉm, tôi chợt cảm thấy sống lung lạnh toát lên và nhịp tim như ngùng đập. Tuy nhiên, tôi chỉ khẽ nhắc mẹ nhớ rằng trong tâm hồn của một cô gái già vẫn còn nhiều sức sống lắm.

Bốn năm sau, chúng tôi có thêm đứa con thứ ba. Lần này mẹ không đến để giúp đỡ nữa, chỉ gỏi một bó hoa hồng đến nhà. Kẹp trong bó hoa là một tấm thiệp, mẹ viết: "Gỏi tình yêu của mẹ đến cục cung mới sinh của con. Đến thăm mẹ khi nào con có thể. Yêu con nhiều, Mẹ".

Giờ đây tôi thường hát những bài mà mẹ thuộc lòng như cháo. Các con tôi chế nhạo tôi "lạc hậu" và thường cười ré lên khi nghe câu "gài kỹ chiếc nút áo khoác... " Nhưng mới hôm ước, tôi nghe Trái Đào cất giọng thế thé hát bài "Khúc Ru Của Broadway" thì tôi mừng rỡ vì biết rằng âm nhạc trong đời mẹ tôi vẫn còn "vang vang với đất trời... "

Cô cần gì không?

Hôm đó, tôi khỏi hành khá sớm. Trước khi đến cuộc hẹn đầu tiên, tôi đưa một cô bạn đến sân bay quốc tế thành phố Kansas rồi quay trở lại theo tuyến đường quen thuộc hàng ngày.

Nếu và thì

Nếu bầu trời có vẻ như bao phủ đầy mây xám mà bạn lại đi ra ngoài khi trời mưa…

Vượt lên nghịch cảnh

Chúng tôi, những người đã từng sống trong trại tập trung vẫn còn nhớ những con người đã đi từ lều này sang lều khác để an ủi mọi người và cho đi cả những mẩu bánh mì cuối cùng của mình.

Nhặt vài cuốn sách - cứu một đời người

Một ngày nọ, khi đang rảo bộ từ trường về nhà, Mark trông thấy một người bạn cùng trường đi phía trước bị vấp ngã làm đổ tung sách vở đang mang trên người, cùng với mấy bộ quần áo, một đôi găng tay, một máy tính nhỏ...

Nụ cười và lòng hào hiệp

Một chiều tháng 3 ấm áp, tôi đón xe buýt về nhà. Tôi ngồi ở hàng thứ ba, cạnh cửa sổ phía tài xế.

Niềm tin

Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn.

Chiếc đồng hồ có chim cúc cu

Tôi vừa mới cưới vợ cách đây không lâu, thế mà đã nảy sinh ngay nhiều điều phải quan tâm. Số là trước khi lấy vợ, tôi thích cùng bạn bè vui chơi suốt tới khuya trong câu lạc bộ hoặc ở quán ăn.

Nó là bạn cháu

Tôi nghe câu chuyện này ở Việt Nam và người ta bảo đó là sự thật. Tôi không biết điều đó có thật hay không; nhưng tôi biết những điều kỳ lạ hơn thế đã xảy ra ở đất nước này.

Lỗ nhỏ đắm thuyền

Trên sườn núi Long’s Peak ở Colorado có một cây đại thụ khổng lồ bị tàn phá còn trơ lại mỗi một khúc thân. Những nhà thực vật học đoán cây đó sống khoảng 400 năm.