Mãnh thú khi nhìn thấy con mồi trên màn ảnh có thể phân biệt được thật, giả không?

Thế giới động vật trên màn ảnh luôn sống động như thật. Những mô hình động vật trong Viện bảo tàng cho dù có được làm giống như thật thì đối với loài người đều dễ dàng phân biệt được thật, giả. Thế nhưng động vật không hiểu chúng có giống loài người, có khả năng phân biệt này không?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà động vật học người Đức đã làm một thí nghiệm sinh động.

Đầu tiên, ông làm một bức tranh vẽ con ngựa vằn và để vào nơi những con ngựa vằn khác thường đến uống nước. Sau đó ông nấp vào một chỗ để quan sát. Những con ngựa vằn ăn cỏ gần đấy sau khi phát hiện ra bức tranh ngựa vằn, chúng chạy lại gần, chạy cách bức tranh khoảng 15 m, tất cả đều dừng lại. Chúng đã có sự hoài nghi về bức tranh.

Điều gì làm cho đàn ngựa vằn hoài nghi? Nhà động vật học người Đức sau khi quan sát tỉ mỉ và nghiên cứu kĩ bức tranh đã phát hiện rằng, bức tranh ngựa vằn trên nhìn quá sạch sẽ. Điều này hoàn toàn không giống so với những con ngựa vằn thật. Thế là nhà động vật học trát một ít bùn lên bức tranh vẽ con ngựa vằn. Lúc này, đàn ngựa vằn vây lại xung quanh con ngựa vằn giả mà không chút hoài nghi, thậm chí có con còn đùa với con ngựa giả.

Ngày thứ hai, nhà động vật học lại đem con ngựa vằn giả để vào nơi sư tử thường đến để xem lũ sư tử xử sự ra sao. Một lúc sau có một con sư tử nhìn thấy bức tranh ngựa vằn, nó tin đó là con ngựa vằn thật, nó liền phản xạ như lúc bắt con mồi thật. Sư tử nhẹ nhàng trốn vào một chỗ, sau đó đột nhiên xông ra vồ lấy con mồi. Nó cắn mạnh vào miếng mồi giả, và lúc đó nó mới biết là bị lừa.

Để phân tích được khả năng phán đoán thật giả của động vật, nhà động vật học lại làm một thí nghiệm rất có ý nghĩa. Ông ta dựng phông chiếu phim ở đồng cỏ, sau đó chiếu những phim có liên quan đến loài động vật ăn cỏ. Trên màn ảnh là cảnh những con linh dương đang chạy. Lúc này vừa hay có một con báo, sau khi nhìn thấy con linh dương trên màn ảnh, nó lao về phía trước như điên, cắn xé một hồi làm cho phông chiếu phim bị rách tơi tả.

Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?

Bụi lơ lửng và bụi lắng đều là các hạt bụi trong không khí. Bụi trong không khí có thể phân thành bụi cấp I và bụi cấp II.

Tại sao lạc đà được gọi là "chiếc thuyền của sa mạc"

Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có...

Điều gì giúp cá heo bơi cực nhanh?

Cá heo là tay bơi lặn cừ khôi ở biển cả. Với tốc độ lên tới 15 m/giây, nó có thể bỏ xa các loại tàu thuỷ, tàu lặn thông thường.

Tại sao lại dùng tia nước để cắt vật liệu?

Nước là một chất lỏng, không có hình dạng cố định. Người ta thường dùng câu "tình cảm êm dịu như nước" để hình dung mức độ dịu dàng. Nhưng, các nhà khoa học lại làm cho nước biến thành cứng chắc như dao...

Vì sao vải không ở dạng sợi dệt lại không phải là giấy?

Về thành phần hoá học, bông vải chính là xenluloza, là một cao phân tử thiên nhiên. Khi đem bông vải kéo thành sợi, rồi dệt bằng sợi ngang sợi dọc...

Tại sao những cây sống ở bãi biển và đầm lầy đều có rễ phụ?

Chúng ta biết rằng cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật không tách rời khỏi nước. Nếu không có nước thực vật sẽ bị khô héo, thậm chí bị chết.

Số ảo có phải là ảo không?

Ta hãy quay về lai lịch của số ảo. Vào thế kỉ XVI, các nhà toán học Châu Âu đang có cuộc tranh luận sôi nổi về việc có nên tiến hành các phép toán với...

“Thế nào là sự nhảy vào “hố đen” của các con số?

Chúng ta hãy làm một cuộc du lịch thú vị vào thế giới những con số. Mời các bạn tuỳ ý viết một con số có ba chữ số (phải có các chữ số không hoàn toàn...

Tại sao máy điều hòa lại có thể tự động điều chỉnh nhiệt độ trong phòng?

Vào mùa hạ oi bức hoặc mùa đông lạnh giá chúng ta ai cũng muốn được ở trong một môi trường thoải mái- nhiệt độ vừa phải, độ ẩm không lớn, gió nhè nhẹ,...