Đông y khám bệnh vì sao phải xem lưỡi?

Khi khám bệnh, thầy thuốc Đông y thường bảo "thè lưỡi ra xem". Như thế là vì sao? Nguyên nhân là lưỡi phản ánh tình hình các bộ phận trong cơ thể. Một khi cơ thể mắc bệnh, lưỡi thường có sự biến đổi. Thầy thuốc có thể căn cứ vào các vết tích "như mạng nhện" trên lưỡi để chẩn đoán bệnh.

Cách xem lưỡi như thế nào? Thầy thuốc chủ yếu quan sát đài lưỡi và chất lưỡi. Đài lưỡi là những nấm mỏng nằm trên mặt lưỡi. Ở người bình thường, nấm lưỡi mỏng, màu trắng, gọi là nấm trắng mỏng. Chất lưỡi là màu sắc của lưỡi, người bình thường nói chung lưỡi có màu hồng nhạt.

Khi mắc bệnh, trước hết có thể thấy nấm lưỡi bị thay đổi, sau đó chất lưỡi cũng thay đổi. Nếu đài lưỡi từ mỏng biến thành dày, từ màu trắng biến thành màu vàng, vàng cháy thậm chí là màu đen thì chứng tỏ bệnh từ nhẹ đã biến thành nặng. Tương tự, khi chất lưỡi từ màu hồng nhạt biến thành màu đỏ, màu đỏ sẫm, thậm chí là màu tím hoặc những vết tím xanh thì chứng tỏ bệnh đã nặng lên nhiều. Điều cần chú ý là ở người già, vì mạch máu xơ cứng, tổ chức lão hóa, chất lưỡi cũng có thể xuất hiện những vết tím xanh, cần phân biệt với khi bị bệnh. Ngoài ra, trong quá trình bị bệnh, đài lưỡi thường bong, bề mặt lưỡi rất trơn, giống như mặt gương, chứng tỏ bệnh rất nặng.

Đặc điểm của những vị trí khác nhau trên bề mặt lưỡi cũng có thể làm căn cứ bổ trợ để chẩn đoán bệnh. Đầu lưỡi thường phản ánh sự biến đổi của tim và phổi, phần giữa lưỡi phản ánh lá lách và dạ dày, hai bên mép lưỡi phản ánh gan và mật, còn cuống lưỡi phản ánh thận.

Ngoài ra, tình trạng đài lưỡi trở nên dày có liên quan đến việc tinh thần bị căng thẳng, thở bằng miệng, hút thuốc, xoang miệng vệ sinh không tốt hoặc bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, một số người tuy sức khỏe bình thường nhưng lưỡi hơi khác thường, có thể lúc đó trong cơ thể đã tiềm tàng một sự biến đổi về bệnh lý, nhưng tạm thời chưa có biện pháp để chẩn đoán ra. Vì vậy, cần phải nâng cao cảnh giác, định kỳ kiểm tra để sớm phát hiện bệnh tình trong cơ thể.

Tại sao đá hoa lại có nhiều màu?

Bạn đã từng đến Bắc Kinh chưa? Khi bạn đi dạo quanh Đại lễ đường nhân dân trên quảng trường Thiên An Môn, đập vào mắt trước tiên là một dãy cột màu...

Làm thế nào để cố định khung gỗ nhiều cạnh?

Nếu bạn dùng đinh để đóng ghép ba thanh gỗ thành hình tam giác, thì hình dáng của khung gỗ này sẽ không thay đổi. Đó là nguyên lí “tính ổn định của...

Tại sao xe vượt dã có thể trèo leo, vượt suối dễ dàng?

Nếu bạn là một người yêu thích thể thao, chắc chắn bạn sẽ không lấy làm lạ trước cuộc đua về sức kéo của ô tô một cách đầy kích thích và căng thẳng....

Vì sao người ta gọi polytetrafloetylen là "vua chất dẻo"?

Polytetrafloetylen là "kẻ sinh sau" trong thế giới các chất dẻo. Hợp chất này được chính thức sản xuất chỉ mới khoảng 30 năm trước đây.

Vì sao khí quyển có hiện tượng “triều”?

Những người sống ở vùng ven biển đều biết rằng, nước biển trong một ngày có lúc dâng lên có lúc hạ xuống. Hiện tượng mực nước biển lên xuống này là do...

Tại sao bắp thịt của gà và cá có màu đỏ, màu trắng?

Trên bàn ăn, khi bạn gắp một miếng gà chặt hoặc miếng cá hấp thường sẽ phát hiện có một số cơ thịt màu hồng nhạt, có một số bắp thịt có màu xám trắng.

Kỹ thuật CT chẩn đoán bệnh như thế nào?

Từ sau khi tia X. được nhà vật lý Lơnxin phát hiện, nó đã phát huy tác dụng to lớn trong y học; đặc biệt, từ khi xuất hiện kỹ thuật chụp CT thì hiệu...

Vì sao gọi phích nước nóng là không chính xác?

Chúng ta thường quen gọi phích giữ nhiệt là phích nước nóng, bởi vì trong gia đình chúng ta thường đổ nước sôi vào trong phích để giữ nhiệt.

Vì sao ở Nam cực và Bắc cực nửa năm là ban ngày, nửa năm là ban đêm?

Trái đất mà ta sống khi quay quanh Mặt Trời nghiêng với quỹ đạo một góc. Góc nghiêng giữa trục Trái Đất với quỹ đạo quay quanh Mặt Trời là 66,50.