Người học trò và con chó đá

Ngày xưa, có người học trò hôm nào đến nhà thày cũng phải đi qua một nơi có con chó đá. Khi người ấy qua thì con chó đá nhỏm dậy tỏ vẻ mừng rỡ. Người học trò lấy làm lạ, một hôm đứng lại hỏi con chó rằng:

- Anh em học trò qua đây cũng đông, sao các người khác thì mày không mừng, lại chỉ mừng riêng có một mình tao?

Con chó đáp:

- Khoa này bao nhiêu người kia không ai đậu cả. Chỉ có một mình thày thi đậu mà thôi. Số trời đã định, nên tôi phải kính trọng mừng thày.

Người học trò nghe nói vậy, lúc về nhà kể chuyện lại cho cha mẹ nghe. Từ đó, người cha bỗng lên mặt ta đây, hống hách với cả mọi người. Một hôm ông ta giắt trâu ra đồng cày, cho trâu dẫm cả lúa của người làng. Người ta nói, ông ta không thèm đáp lại. Rồi hôm sau, lại đưa thêm trâu, thêm người, cứ ruộng lúa của người ta bước bừa xuống dẫm be bét không kiêng nể chi cả. Chủ ruộng trông thấy thế lại kêu, thì ông trừng mắt dọa dẫm:

- Khoa này con ông đỗ, rồi cho chúng bay sẽ biết tay ông!

Chủ ruộng thấy ông nói vậy, cũng có lòng sợ, không dám lôi thôi gì nữa. Đến hôm sau, người học trò đi học, qua chỗ con chó đá thì không thấy nó đứng dậy nữa. Lúc về cũng vậy, nó cũng không mừng. Người học trò lấy làm lạ, đến hỏi con chó rằng:

- Mọi buổi tao qua đây, mày vẫn đứng dậy mừng, hôm nay sao mày không đứng dậy nữa thế?

Con chó nói:

- Tại cha thày lên mặt hách dịch với cả mọi người, rồi lại cho trâu dẫm hại ruộng lúa của người ta, cho nên Thiên tào đã gạch tên thày đi, khoa này thày không đỗ được, nên tôi không phải mừng thày nữa.

Người học trò về nhà đem lời con chó kể lại với chạ Người cha lấy làm hối. Từ đó dẹp hết thói khoe khoang lên mặt, rồi lại đến từ tạ người chủ đất rất khiêm tốn. Khoa ấy, người học trò đi thi đã vào lọt mấy kỳ, mà cũng không đỗ thật. Tuy vậy, người ấy không lấy làm nản, càng chăm chỉ học hành, mà người cha ở nhà cũng không lấy làm oán hận, càng tu thân tích đức để chuộc lỗi. Cách đấy ít lâu, người học trò đi qua chỗ con chó đá, lại thấy nó đứng dậy mừng rỡ như trước. Hỏi thì con chó nói rằng:

- Nhà thày tu nhân tích đức đã ba năm nay, đủ chuộc lại những lỗi lầm trước rồi. Nên sổ Thiên tào lại định cho thày khoa này thi đỗ.

Người học trò nghe nói về nhà không kể chuyện lại cho cha nghe nữa, chỉ biết ra sức cố học. Khoa ấy quả nhiên thi đỗ cao.
 

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...

Sự tích Thánh làng Chèm

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao. Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng...

Con mụ Lường

Ngày xưa, có hai vợ chồng một người phú thương trẻ tuổi. Chồng thường rong buồm chạy khắp trong Nam ngoài Bắc và các nước xa xôi, chuyên bán hàng đi và cất hàng về...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Truyện cổ tích Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Sự tích sông Tô Lịch

Ngày xưa về đời nhà Lý có một ông vua bị bệnh đau mắt. Mấy ông thầy thuốc chuyên môn chữa mắt ở trong kinh thành cũng như ngoài nội thành đều được vời vào cung chạy chữa...