Nhu nhược

Một hôm tôi gọi cô Iulia Vasilievna – gia sư của bọn trẻ đến phòng làm việc. Đã đến hạn thanh toán tiền công cho cô ấy.

– Cô ngồi xuống đi, cô Iulia Vasilievna – tôi nói – tôi sẽ thanh toán tiền công cho cô. Tôi chắc cô cũng cần tiền, nhưng là một người tự trọng nên chắc cô không tiện hỏi, đúng không? Chúng ta đã thoả thuận với nhau là 30 rúp một tháng nhỉ.

– 40 rúp chứ ạ…

– Không, chỉ 30 rúp thôi. Tôi có ghi vào sổ rồi mà. Bao giờ tôi cũng chỉ trả cho gia sư 30 rúp một tháng thôi. Xem nào, cô đã làm cho chúng tôi hai tháng rồi nhỉ.

– Hai tháng 5 ngày ạ….

– Không chính xác hai tháng. Tôi có ghi đây mà. Vậy là phải trả cho cô 60 rúp… trừ đi 9 ngày chủ nhật… Các chủ nhật cô chỉ đưa thằng Koha đi dạo thôi mà, có học hành gì đâu… cộng 3 ngày lễ…

Cô Iulia Vasilevna mặt đỏ bừng, tay mân mê gấu áo, nhưng vẫn không nói gì.

– 9 chủ nhật, 3 ngày lễ vị chi là 12 rúp. Thằng Kolia bị ốm mất 4 hôm, không học, cô chỉ trông mỗi con Va ria… 3 ngày cô bị đau răng vợ tôi cho cô nghỉ buổi chiều… 12 với 7 là 19. Sáu mươi rúp trừ đi 19 rúp, vậy chỉ còn 41 rúp, đúng không cô?

Mắt trái của cô Iulia đỏ ngầu và ngân ngấn nước mắt, cằm cô run lên bần bật. Nhưng chỉ thấy cô ho và xì mũi, tuyệt nhiên không nói lời nào!

– Đêm giao thừa cô đánh vỡ cái tách uống trà với các đĩa cùng bộ. Tôi sẽ trừ tiền lương của cô đi 2 rúp nữa… Thực ra cái tách ấy đắt hơn kia, vì đó là đồ gia bảo mà, nhưng thôi! Cũng không nên so đo quá với cô. Một lần do cô không cẩn thận đã để thằng Kolia trèo lên cây làm rách mất chiếc áo khoác… Trừ thêm 10 rúp nữa… Rồi cũng vì cô lơ là nên con hầu đã ăn cắp mất đôi giày của con Varia. Cô phải trông nom chúng cẩn thận chứ. Tôi trả lương để cô dạy dỗ và trông chúng nó cơ mà…Vậy trừ tiếp 5 rúp… Hôm mồng 10 tháng giêng cô mượn của tôi 10 rúp…

– Tôi có mượn đâu ạ… Giọng cô Iulia nghèn nghẹn.

– Tôi đã ghi cả đây mà lị.

– Vâng, thế cũng được ạ.

– Vậy là 41 trừ đi 27 còn lại 14.

Lúc này thì hai mắt cô giáo trẻ đã đầy nước… Trên chiếc mũi thanh, cao của cô đã lấm tấm mồ hôi. Thật tội nghiệp!

– Tôi chỉ vay vợ ông có 3 rúp – giọng cô run run – Đúng có một lần 3 rúp mà thôi.

– Thế à? Vậy mà tôi không hề biết gì cả. Thảo nào trong sổ tôi không thấy ghi. 14 rúp trừ 8 còn 11. Đây, tiền lương của cô đây, cô giáo thân mến ạ! 3 này, 3 này, 8 này, 1 rúp, 1 rúp. Xin cô nhận cho?

Và tôi đưa cho cô 11 rúp. Cô nhận lấy chúng bằng những ngón tay run rẩy rồi nhét vào túi.

– Cám ơn ông – cô nói thì thầm.

Tôi đứng dậy và tiến lại phía cô. Một sự tức giận xâm chiếm lấy tôi. Tôi cáu phát điên lên.

– Cô cám ơn cái gì? – Tôi sẵng giọng.

– Vì ông đã trả lương cho tôi…

– Nhưng cô không thấy là tôi ăn chặn của cô, bóc lột cô hay sao? Cô còn cám ơn cái nỗi gì?

– Ở những nơi khác người ta còn chẳng trả cho tôi đồng nào kia.

– Không trả ư? Cũng dễ hiểu thôi! Thì tôi cũng vừa đùa cô đấy thôi. Tôi muốn dạy cho cô một bài học. Nhưng xin cô cứ yên tâm, tôi sẽ trả đủ 80 rúp cho cô. Chúng ở trong chiếc phong bì kia kìa, tôi đã chuẩn bị sẵn rồi. Nhưng tôi không hiểu tại sao cô lại có thể nhẫn nhục đến thế? Sao cô không cãi lại tôi? Sao cô cứ ngồi im như thóc thế. Chẳng lẽ có thể nhu nhược đến thế sao?

Cô giáo mỉm cười rầu rĩ và tôi đã đọc được trên mặt cô hai chữ “có thể”. Tôi đã xin lỗi cô gia sư vì bài học tàn nhẫn vừa rồi và đưa cho cô cả 80 rúp mà cô đáng được nhận trong sự ngạc nhiên đến tột độ của cô. Cô ngượng nghịu cảm ơn và lui ra. Tôi nhìn theo cô hồi lâu và chợt nghĩ: “Trên đời này làm kẻ mạnh mới dễ làm sao!”

Khát vọng của nàng Violet

Trong khu vườn nọ, có một bông hoa Violet xinh xắn, luôn tỏa ngát hương thơm. Nàng sống hạnh phúc cùng với những người bạn láng giềng.

Phép lạ đêm giáng sinh

Hằng năm, cứ đến Giáng Sinh, Hài Nhi Giêsu thường đi một vòng rảo qua khắp các làng mạc và đô thị để tặng quà cũng như nhận quà và phân phát cho những ai cần đến.

Cái Gương

Không ai hiểu tại sao nó không còn có ở đấy nữa. Sáng nào khi lên cơ quan, khi bước vào thang máy, tôi đều nhìn vào nó.

Nhặt được của rơi trả người đánh mất

Vào năm Gia Tĩnh nhà Minh (1521-1567), tại huyện Ngô Giang tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) có một người tên Thi Phục, sống chủ yếu bằng nghề nuôi tằm, dệt lụa.

Paco, hãy trở về nhà !

Tại một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha, có một người đàn ông tên Jorge vừa cãi vã dữ dội với cậu con trai Paco của mình. Ngày hôm sau, ông phát hiện giường của Paco trống không – cậu bé đã bỏ nhà ra đi.

Bản nhạc không bao giờ được nghe

Mùa xuân lặng lẽ trườn đến vùng lân cận, phủ lên dãy núi một lớp hoa dại cùng hơi đất mới, nhắc nhở tôi về những ngày hôm qua vui sướng. Tôi đang kỷ niệm Ngày Của Mẹ cùng với ba đứa con và gia đình chúng.

Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh!

Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi.

Chú mèo hạnh phúc

Đùa nghịch với cái đuôi của mình. Biết bao nhiêu lần nó cố vờn bắt cho được cái đuôi, nhưng không sao bắt được. Cuối cùng, mệt mỏi và chán nản, nó thôi không vờn đuôi mình nữa.

Sắc màu cuộc sống

Cuộc sống gia đình của anh chị dần trôi theo thường nhật, vậy mà khi người ta tưởng mình nắm hạnh phúc trong tay rồi, cũng là lúc hạnh phúc bắt đầu rẽ sang một hướng khác.