Sự tích câu nói Nhăn như khỉ

Sự tích câu nói Nhăn như khỉ

Ngày xưa, trong làng nọ, có một bà cụ già nuôi một đàn chó con, con nào con nấy bụ bẫm, xinh xắn và rất đáng yêu. Bà cụ rất yêu bầy chó của mình. Nhìn chúng đùa nghịch trong sân trông thật vui mắt. Trong đàn, có con cún vàng là nghịch ngợm hơn cả. Nó trêu bất cứ con vật nào mà nó gặp trong sân, trong vườn. Một hôm, chú cún vàng đang chọc ghẹo một con cóc thì cóc lủi vào bụi cỏ biến mất. Nháo nhác nhìn quanh, cún nhìn thấy có hai con khỉ đang mon men lại gần. Trong đầu thoáng nghĩ ra một trò nghịch mới, cún con giả vờ nhìn mãi lên cái tổ ong vò vẽ đang treo lơ lửng trên ngọn cây cao. 

Tò mò, hai con khỉ cũng nhìn lên và hỏi cún:

 - Anh cún ơi, trên cây có gì mà anh nhìn chăm chú thế?

Cún con chỉ tổ ong và nói:

 - Các anh nhìn kìa, đấy là cái trống của ông nội tôi đấy. Cái trống đấy mà đánh thì nó kêu to lắm.

Nghe cún vàng nói, hai con khỉ tỏ ý tò mò muốn đánh thử xem nó kêu to cỡ nào. Cún vàng giả vờ giật mình và chối đây đẩy:

 - Chết, không được đâu. Bây giờ các anh mà gõ trống, ông nội tôi biết tôi sẽ bị nhừ đòn đấy.

Cún con càng từ chối, khỉ càng tò mò. Thấy khỉ bị mắc lừa, cún giả vờ dần dần xiêu lòng đồng ý.

 - Thôi được, nể các anh lắm đấy. Nhưng các anh phải chờ tôi đi trốn thì mới được đánh đấy nhé. Nếu không ông tôi nhìn thấy thì tôi chết nhừ đòn.

Khi không nhìn thấy cún vàng đâu nữa, hai con khỉ trèo lên cây cao, cầm gậy nhằm thẳng tổ ong mà đánh. Tổ ong rơi bịch xuống đất. Lũ ong vò vẽ bay vụt ra tìm kẻ phá hoại. Chúng nhằm hai chú khỉ còn đang ngơ ngác trên cây đốt túi bụi. Đau quá, hai chú khỉ vội vã tụt xuống đất, cắm đầu cắm cổ chạy. Bầy ong bay vù vù đuổi theo thi nhau đốt vào mặt, vào lưng, vào chân tay con khỉ. Cùng đường, nó nhảy tùm xuống suối, lặn một hồi lâu. Chờ bầy ong bay đi xa chúng mới dám ngoi lên.

Bị cún vàng lừa một vố hú hồn, khỉ bực tức rủ nhau quay trở lại tìm cún trả thù. Tìm mãi, chúng mới thấy cún con đang loay hoay bên cạnh một bụi cây đầy quả chín đỏ rực. Tính tò mò nổi lên, quên hết cơn giận, chúng muốn biết Cún đang làm gì.

 - Các anh không thấy sao, tôi đang canh vườn cho ông kẻo có con thú nào đi qua nó lại vặt hết những quả ngọt chín đỏ này.

Nghe đến quả ngọt chín đỏ, hai con khỉ thèm rỏ rãi. Bụng đói cồn cào, chúng gạ gẫm

 - Anh cún ơi, hay là anh cho chúng tôi nếm mỗi người một quả đi. Ông anh sẽ không biết được đâu.

 - Các anh mỗi người chỉ được ăn một quả thôi nhé!

 - Đồng ý - Hai con khỉ đồng thanh trả lời.

 - Phải chờ tôi đi khỏi đã nhé!

 - Đồng ý - Hai con khỉ mừng rơn.

Đợi cún vàng đi khuất, hai con khỉ tranh nhau hái một nắm quả chín đỏ rồi cho tất cả vào miệng nhai ngấu nghiến. Chúng hoảng hốt nhè ra, khạc nhổ nhưng đã muộn. Những quả chín đỏ đó là những quả ớt chín, chúng làm cho mồm miệng khỉ bỏng rát, nước mắt nước mũi giàn dụa, bụng dạ nóng như có ai cào. Mặt khỉ nhăn lại vì cay, và chúng vẫn cứ nhăn mặt đến tận bây giờ. Vì thế các cụ thường có câu rằng "Nhăn như khỉ" là vì thế.

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Cái cân thuỷ ngân

Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả...

Thạch Sanh - Lý Thông

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống...

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Sự tích con muỗi

Có hai vợ chồng nhà nọ yêu nhau rất mực. Ngày mới lấy nhau, họ đã từng ăn thề hẹn không bỏ nhau. Nếu không may một trong hai người chết đi thì người kia sẽ chết theo để xuống âm ty cho có bạn...

Bán tóc đãi bạn

Ngày xưa, có ba người học trò là Tùng, Trúc, Mai, quê ở ba miền khác nhau, tình cờ cùng học với nhau một thầy. Cha mẹ họ đều nghèo túng nhưng vẫn cố gắng cho con đi học...

Cây tre trăm đốt

Chuyện xưa kể lại rằng, ở vùng nọ có một người nông phu rất nghèo khó, vì vậy nên anh ta không còn cách nào khác là phải đến ở cho nhà một phú ông vô cùng giàu có...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...