Sự tích hoa Sen

Ngày xửa, ngày xưa ở một ngôi làng nhỏ có 2 cô bé mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Hai cô bé được một người tốt bụng đưa về nuôi, ông là một người chuyên hát xẩm. Hàng ngày ông dạy cho 2 cô bé những điệu múa bài hát hay.

Rồi cô em nhỏ tự dưng lâm bệnh vì muốn em khỏi bệnh cô chị đã mang đốt chiếc nhẫn quý của mình làm thành thuốc thần cứu sống em. Thời gian dần trôi 2 chị em càng ngày càng lớn và trở nên xinh đẹp. Không chỉ xinh đẹp 2 chị em còn hát và múa rất đẹp khắp vùng gần đó ai ai cũng biết đến.

Trong vùng có một tên công tử khét tiếng độc ác, làm mưa làm gió cả vùng. Hắn nghe được về 2 chị em xinh đẹp liền nghĩ ra âm mưu bắt về làm vợ của hắn. Bởi lòng dạ xấu xa luôn muốn bắt 2 cô về nhà mình. Một hôm người cha nuôi phải đi xa, ông hứa sẽ mua tặng mỗi con 1 món quà. Cô chị xin cha một đôi hài màu trắng thêu chỉ vàng, còn cô em xin cha một đôi hài hồng thêu chỉ vàng.

Khi biết chuyện người cha đi vắng tên công tử đã cho người đến bắt cô chị về. Vì không chịu khuất phục trước kẻ ác để giữ trọn trinh tiết của mình cô gieo mình xuống hồ. Vì tình thương chị quá nhiều cô em cũng nhảy xuống hồ theo chị. Vậy là 2 cô đã gieo mình xuống hồ.

Mấy hôm sau khi người cha trở về không thấy con đâu. Ông đã đi tìm mọi nơi nhưng vẫn không thấy 2 chị em đâu cả. Và rồi ông được mọi người kể lại về sự ra đi của 2 cô. Một mùi hương thơm ngan ngát toả ra từ hồ và ông nhìn thấy trên mặt hồ những bông hoa trắng và hoa màu hồng đang tỏa hương thơm ngát một không gian.

Những bông hoa mang hình dáng xinh xắn thon thon, hoa còn có nhụy vàng ở giữa trông như sợi chỉ thêu màu vàng. Hoa có những chiếc lá xanh mát xòe to giống như những chiếc nón quai thao các cô vẫn thường hay đội khi múa và hát.

Thấy vậy người cha đã quá đau buồn xót xa cho 2 cô con gái tội nghiệp của mình.Ông bật khóc nức nở khi 2 con đã ra đi. Bất ngờ 2 cô gái từ dưới hồ hiện ra và bước lên cạnh ông. Hai cô liền kể lại câu chuyện cho người cha biết. Khi 2 chị em gieo mình xuống hồ đã được sự giúp đỡ của bà chúa hồ thương tình dang tay đón lấy và cứu sống.

Bà chúa hồ rất thương và quý hai cô và bà luôn muốn giữ hai cô ở lại với bà nhưng hai cô muốn được trở về nhà để chăm sóc cho cha. Vì sự hiếu thảo của hai cô gái mà bà đã để hai cô được trở về với cha mình, mặc dù rất muốn 2 chị em ở lại nhưng không thể được vì vậy bà tạo ra những đóa hoa tượng trưng cho 2 cô và bông hoa đó có cái tên rất hay đó là Hoa Sen.

 

Thánh Gióng

Vào thời của vua Hùng Vương trước đây, ở một vùng nọ có người đàn bà tuổi cũng đã cao, nhưng vẫn phải sống lủi thủi một mình mãi...

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Bụng làm dạ chịu

Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và khoác lác. Người vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Vua heo

Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt...

Con mụ Lường

Ngày xưa, có hai vợ chồng một người phú thương trẻ tuổi. Chồng thường rong buồm chạy khắp trong Nam ngoài Bắc và các nước xa xôi, chuyên bán hàng đi và cất hàng về...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...