Sức mạnh của trí tưởng tượng

Hồi mới bắt đầu viết cuốn sách, tôi thử tưởng tượng đến cảnh mình ký tặng chữ ký. Bốn tuần sau, tôi được mới đến dự bữa tiệc Giáng Sinh - đội bóng chày Doiger tổ chức - dành cho thiếu nhi trong thành phố. Bạn trai của tôi là cựu vận động viên của đội, ông chủ, ông bầu, huấn luyện viên cùng các vận động viên khác sẽ có mặt để tặng chữ ký cho các em thiếu nhi.

Khi đến dự, bọn trẻ sẽ nhận một chiếc mũ bóng chày nho nhỏ. Các vận động viên nổi tiếng của môn bóng chày sẽ ký tặng lên mũ. Các em rất háo hức, đứng xếp hàng trước mặt từng vận động viên. Đó là món quà Giáng Sinh đặc biệt dành cho tất cả các Fan nhí của đội Doiger.

Một bé gái bước tới chỗ tôi, đưa chiếc mũ cho tôi ký tên. Tôi giải thích cho cô bé biết tôi không phải là người nổi tiếng, nhưng nó không chịu câu trả lời này. Tôi nghĩ bụng, thôi thì cứ ký tên quách cho cô bé để nó khỏi nằn nì nữa.

Dường như mọi người đang nhìn về hướng tôi. Các ý tưởng lướt nhanh qua đầu tôi. Tôi tưởng tượng các vận động viên sẽ thắc mắc: "Người phụ nữ này là ai? Cô ta có quyền gì mà ký tên cô ta lên chiếc mũ của đội Doiger? Cha mẹ bọn trẻ nói gì khi nhìn thấy tên các vận động viên nổi tiếng của đội Doiger và rồi có cả tên tôi trên đó nữa?"

Thế rồi ý tưởng nảy ra khiến tôi giật mình. Tôi đang thật sự tặng chữ ký! Đây là điều mà tôi mong muốn. Ngước mắt nhìn lên, tôi hoàn toàn bất ngờ trước cảnh tượng tôi trông thấy. Tôi chỉ mất vài giây ký tên tặng cô bé, thế mà có một hàng dài những đứa trẻ dễ thương đứng chờ trước mặt tôi. Con số đó càng lúc càng tăng dần. Từng đứa trẻ cầm sẵn mũ trên tay, giơ ra chờ tôi ký. Khi tôi đứng đó, vừa nói chuyện với bọn trẻ, vừa ký tên, lòng tôi chợt tràn ngập niềm phấn khởi và sự biết ơn. Tiệc Giáng Sinh dành cho bọn trẻ, nhưng chúng đang tặng tôi một món quà tuyệt vời. Tôi đã biết được xúc động khi tặng chữ ký là như thế nào.

Giờ đây, khi thực hành sức mạnh của trí tưởng tượng, tâm trí tôi luôn hiện ra hình ảnh của những đứa trẻ ngây thơ và vui sướng. Bởi chính các em là những đứa biết rõ điều này: Bất cứ điều gì ta mơ ước cũng có thể trở thành sự thật.

Đôi găng

Căn hộ bị xáo tung như một bãi chiến trường.

Tiếng đàn dương cầm

Tôi biết chắc, với đồng lương còm cõi làm trong một cửa hàng bán lẻ mẹ không cách chi lo được cho tôi học đại học nếu tôi không tự xoay xở lấy...

Bình thản đối diện với nỗi đau

Sau trận hỏa hoạn, người ta tìm thấy hai anh em nhà họ Lý trong đống đổ nát. Họ là hai người sống sót cuối cùng trong tai nạn đó.

Bức thư về ông già Noel vẫn lay động con tim sau hơn một thế kỷ

Hầu hết mọi đứa trẻ đến mùa Giáng sinh đều hoài nghi liệu Ông già Noel có thực không. Gần 120 năm trước, cô bé Virginia O’Hanlon, 8 tuổi ở Manhattan (New York, Mỹ) cũng có câu hỏi tương tự với bố mình.

Ba người thầy vĩ đại

“Trí tuệ không phải là trí tuệ nếu chỉ được rút ra từ sách vở – Horace”

Cha tôi

Khi ấy, tôi 16 tuổi. Vào một buổi sáng, cha nhờ tôi lái xe đưa ông tới ngôi làng Mijar hẻo lánh cách nhà 18 dặm và bảo tôi đưa xe đi tu sửa ở một gara gần đó.

Điều kỳ diệu của tình yêu

Như mọi người mẹ chu đáo khác, khi Karen biết mình sắp sinh em bé, cô chuẩn bị tinh thần cho cậu con trai 3 tuổi là Michael. Tối tối Michael áp tai vào bụng mẹ và hát cho em nghe.

Trên cả nỗi đau

Vào một ngày tháng sáu êm ả năm 1941, tôi được gọi nhập ngã Sau đọt huấn luyện, tôi được đua đến Alaska để phục vụ trong bộ binh...

Bài học từ đàn ngỗng

Khi nhìn đàn ngỗng luôn tạo thành hình chữ “V” mỗi khi bay cùng nhau, bạn có thể sẽ thắc mắc rằng khoa học đã khám phá ra điều gì để giải thích tại sao chúng lại bay với đội hình như vậy.