Tại sao cây su su lại là thực vật sinh sản bằng "bào thai"?

Các loại bí đao, bí đỏ mà ta quen thuộc đều có ruột, quả có rất nhiều hạt, khi trồng đều có thể lấy hạt phơi khô, sấy khô sau đó gieo trồng, chăm sóc ươm lớn thành cây. Nhưng quả su su lại không như vậy, phải trồng gì thì mới được nấy.

Quả và hạt giống su su đều rất đặc biệt, không có cùi, mỗi một quả chỉ có một hạt giống, khi hạt giống chín sẽ đầy ắp cả khoang bầu nhụy, vỏ hạt xốp nhiều nước dính chặt với thịt quả, để đảm bảo cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho hạt và khi hạt nảy mầm. Hạt giống của quả su su không có thời kì “ngủ”, hạt giống của quả chín treo lủng lẳng trên giàn nhanh chóng nảy mầm ra chồi non. Vì vậy quả su su khi giữ lại làm giống và khi trồng trọt, không thể lấy hạt giống ở trong quả mà nhất định phải giữ quả già lại để làm giống, dùng quả giống để trồng. Cho dù miễn cưỡng lấy hạt giống trong thịt quả để trồng cây, do hạt giống không được bảo vệ, cung cấp nước, chất dinh dưỡng từ thịt quả, hạt giống sẽ không chết khô mà nhanh chóng bị thối rữa. Chính vì vậy, cây su su có đặc điểm hạt giống không rời cây mẹ để nảy mầm sinh trưởng, cho nên người ta gọi nó là loại thực vật “sinh sản bằng bào thai”.

Đặc tính “sinh sản bằng bào thai” của cây su su là kết quả của sự thích nghi với môi trường sinh trưởng. Quê hương của cây su su vốn có nhiệt độ ẩm ướt, ấm áp, hàng năm có mùa khô kéo dài. Vào mùa mưa nó sinh trưởng, ra hoa, kết quả, hạt giống trong quả cây mẹ nảy mầm thành mầm non. Đến mùa khô, đất đai khô cạn, quả treo lủng lẳng ở trên giàn, lúc này mầm non ở trong quả lấy được lượng nước cần thiết tức thịt quả mọng nước nên không bị khô đe dọa, đợi đến khi mùa mưa đến, quả cùng mầm non rơi xuống đất, cắm rễ non mới, sinh trưởng. Cây su su trải qua sự thích nghi môi trường lâu dài, cũng sẽ trở thành thực vật “sinh sản bằng bào thai”.

Các thành phố lớn đông dân cư thì xây dựng đường tàu điện ngầm thế nào?

Tàu điện ngầm hiện nay đã trở thành một phương tiện giao thông quan trọng của thành phố, nó đã làm giảm nhiều tình trạng giao thông chen chúc ở trên...

Vì sao máu nhân tạo có thể thay thế máu tự nhiên?

Mọi người đều biết cuộc sống con người không thể tách rời với máu. Khi bị thương hoặc khi qua phẫu thuật thường bị mất nhiều máu, việc tiếp máu là một...

Tại sao âm thanh nghe trong điện thoại bị rè?

Khi gọi điện thoại, thỉnh thoảng ta nghe thấy tiếng rè hay tiếng rít chói tai trong điện thoại. Tiếng rè trong điện thoại là do thiết bị khuếch đại...

Vì sao gió ở trên cao thổi mạnh hơn ở dưới thấp?

Chúng ta thường đứng trên lẩu cao hoặc trên tháp cao sẽ cảm thấy gió mạnh hơn trên mặt đất, có thể thấy rằng tốc độ gió mạnh theo độ cao. Lấy thành...

Vì sao từ một loại dung dịch muối lại mọc ra các "cây kim loại" kỳ lạ?

Các bạn đã từng được thấy "cây kim loại" mọc ra từ một số dung dịch muối trong các thí nghiệm hoá học chưa?

Nước tiểu được hình thành như thế nào?

Trong điều kiện bình thường, nếu ta uống nước nhiều thì đi tiểu nhiều, uống ít đi tiểu ít. Mới nghe qua, tưởng như nước vào cơ thể sẽ biến thành nước...

Tại sao đứng trên cao nhìn xuống lại thấy chóng mặt?

Lên cao sẽ bị kích thích bởi áp lực không khí và tiếng gió, cùng với kích thích của thị giác khi nhìn xuống. Những nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc cân bằng trong tai...

Đường cao tốc tự động có gì đặc biệt?

Giả sử bạn nhìn thấy một người lái xe ngồi trong ô tô mà không cần làm gì cả, ô tô vẫn cứ chạy đến nơi mà anh ta muốn, bạn sẽ khẳng định rằng đó là...

Các loại cảm giác của người máy từ đâu mà có?

Con người dựa vào cơ quan cảm giác để cảm nhận sự vật xung quanh. Con người có thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác, có thể cảm nhận...