Tại sao sau khi trời mưa trên đất sẽ mọc rất nhiều nấm?

Trong các khu rừng và các bãi đất hoang rộng lớn của Trung Quốc, hàng năm đều có vô số loài nấm sinh trưởng, người ta thường gọi chung là nấm ăn, ngoài một số loại có độc không thể ăn được ra thì có rất nhiều loại có thể làm những món ăn ngon.

Những người đi hái nấm có kinh nghiệm đều biết nấm thường mọc ở dưới tán rừng và trong những đám cỏ ẩm ướt, ấm áp, còn nếu đất khô cằn, bạc màu thì rất khó tìm thấy nấm, đặc biệt sau những hôm mưa xuân càng là thời cơ tốt để thu hoạch nấm ngon.

Tại sao sau khi mưa, trên đất sẽ mọc ra rất nhiều nấm?

Nấm là loại thực vật bậc thấp, thuộc loài thực khuẩn. Nó không thể sản sinh ra hạt giống, chỉ có thể sinh ra bào tử để sinh sôi, bào tử lan đến nơi nào nơi đó sẽ lên nấm mới.

Nấm không thể tự mình tạo ra chất dinh dưỡng, chỉ có thể dùng những sợi khuẩn của nó xuyên vào trong đất hoặc những gỗ cây mục nát hút chất dinh dưỡng cần thiết duy trì sự sống. Cho nên loài nấm thường sinh trưởng ở nơi râm, ẩm và có chất hữu cơ phong phú.

Bào tử nấm rơi xuống đất, mọc sợi khuẩn, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, sau đó sản sinh thực thể, đây chính là nấm mà chúng ta thấy. Nhưng thực thể con lúc đầu rất nhỏ. Người ta khó phát hiện ra, phải đợi đến khi nó uống no nước, trong một thời gian rất ngắn thì sẽ nở ra. Vì vậy sau khi mưa, nấm lớn vừa nhiều vừa nhanh.

Khi đi hái nấm, điều chú ý nhất là không nên hái loài nấm có độc. Hiện nay vẫn chưa tìm ra được biện pháp tốt nhất nào để phân biệt loại có độc và loại không độc, nói chúng chỉ có thể dựa vào kinh nghiệm của người đi hái nấm. Ví dụ loại có độc hay có đủ màu sắc khác nhau, óng mượt rất đẹp, loài không có độc thì chỉ có màu trắng hoặc màu xám trà. Cho nên tốt nhất nên cùng đi hái nấm với những người có kinh nghiệm hái nấm, để tránh xảy ra những nguy hiểm trúng độc. Hoặc sau khi hái nấm xong nên nhờ những người có kinh nghiệm kiểm tra lại giúp.

Tại sao có một số cây lại rỗng thân?

Nếu bạn cắt ngang thân cây ra quan sát mặt cắt đó, thì thấy thông thường cấu tạo của thân cây như sau: lớp ngoài cùng là lớp biểu bì, trên lớp biểu bì...

Mắt thú ăn thịt khác mắt thú ăn cỏ như thế nào?

Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy một hiện tượng rất thú vị. Với các loài thú ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói…, mắt của chúng đều nằm phía trước phần...

Gà, vịt, cá sau khi giết mổ có nên đem chế biến ngay không?

Có nhiều người cho rằng gà, vịt, cá sau khi giết mổ nên chế biến ngay thì thức ăn sẽ giữ vị tươi, ngon, các thành phần dinh dưỡng không bị tổn hại. Sự...

Ngoài Trái đất các hành tinh khác có mây không?

Mây mà chúng ta nhìn thấy là những hạt băng hoặc hạt nước dày đặc do hơi nước tro ng khí quyển sinh ra. Vì vậy, nơi không có khí quyển như Mặt trăng...

Vì sao có hiện tượng lũ bùn đá?

Bạn đã xem bộ phim khoa học giáo dục “Lũ bùn đá” chưa? Cảnh tượng lũ bùn đá xuất hiện đột ngột, quả thật con người rất hiếm khi thấy: một phần bùn...

Vì sao có thể phóng vệ tinh từ máy bay?

Phóng vệ tinh chủ yếu dùng tên lửa phóng từ mặt đất, mấy năm gần đây người ta cũng bắt đầu dùng máy bay để phóng vệ tinh, tức là dùng máy bay đưa tên...

Tại sao mùa hè thì nóng, mùa đông thì lạnh?

Mùa hè nóng và mùa đông lạnh là do trục tự quay của trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt trời.

Tại sao lạc đà được gọi là "chiếc thuyền của sa mạc"

Trong các loài động vật, động vật chịu vất vả giỏi nhất phải kể đến lạc đà. Một con lạc đà có thể thồ được 200 kg hàng, hằng ngày đi được 40 km và có...

Tại sao có loài hoa thơm, còn có loài hoa không thơm?

Nói chung, trong mỗi loài hoa đều có chứa hương thơm, nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có hương thơm. Tại sao lại như vậy? Trước tiên chúng ta...