Tại sao tia laze có thể "làm đẹp" công trình kiến trúc?

Trong nhiều thành phố ở các nơi trên thế giới, nhất là hai bên các đường phố ngõ hẻm của các nước Âu Mỹ, người ta thường thấy một hiện tượng thiếu văn minh, đó là mặt tường các kiến trúc công cộng, thậm chí trên các di tích cổ và các bức tường, có rất nhiều tranh vẽ bừa bãi ảnh hưởng đến mỹ quan của thành phố.

Vì những tranh vẽ ấy thường dùng sơn hoặc thuốc màu có pha màu rồi vẽ lên, làm thế nào để tẩy sạch chúng, thực tế là một việc hết sức đau đầu.

Trước đây không lâu, các nhà khoa học đã phát minh ra một loại máy laze mini để trổ hết tài nghệ về mặt "làm đẹp" công trình kiến trúc. Loại máy laze này một giờ có thể tẩy sạch vết bôi vẽ trên tường trong phạm vi dài 180 m, rộng 1,5 m. Dù là loại thuốc màu thông thường, chỉ cần phết lên bề mặt xi măng trơn bóng, trên mặt tường bằng đá hoa bề mặt dán bằng chất dẻo, tia laze của máy laze đi đến đâu, các vết bẩn trên bề mặt kiến trúc đều sạch bong, không để lại một dấu vết gì.

Vậy thì tại sao máy laze lại có thể "làm đẹp" cho các công trình kiến trúc.

Có người cho rằng điều này cũng gần giống như nguyên lý dùng máy laze để tẩy nốt ruồi trên mặt, thực ra thì hai việc ấy hoàn toàn khác nhau. Máy laze dùng để tẩy vết bẩn trên kiến trúc không cần dùng phương pháp nung đốt, mà dựa vào sóng ánh sáng và sóng âm thanh để làm việc. Sóng ánh sáng màu xanh 1000 Hz do nó phát ra, khi chiếu vào bề mặt kiến trúc cần tẩy sạch, một phần năng lượng trong đó chuyển hoá thành sóng âm thanh. Khi âm thanh tiếp xúc vào bề mặt cứng rắn của vật kiến trúc thì sẽ bị phản xạ trở lại, bộ phận sóng âm thanh phản xạ lại đó cùng với sóng âm thanh do sóng ánh sáng của máy laze chuyển hoá thành, sẽ va chạm vào những vết bẩn bám vào bề mặt vật kiến trúc, và dẫn đến các vụ "nổ" với sức mạnh cực nhỏ, do đó làm cho vết bẩn bị tróc khỏi bề mặt vật kiến trúc, đạt được mục đích làm sạch vật kiến trúc.

Bộ phận nào của cơ thể có khả năng dự trữ cao nhất? Dịch hoàn hay buồng trứng?

Lúc mới sinh, mỗi buồng trứng chứa đến hàng trăm ngàn cái trứng, một số lớn bị thoái hóa trước tuổi dậy thì. Suốt cuộc đời người phụ nữ thường chỉ có...

Cóc có độc không?

Tên Hán Việt của cóc là "Thiềm", ngoại hình của chúng rất xấu xí, màu da cóc xám xịt và sần sùi. Vì vậy rất nhiều người không dám chạm vào chúng.

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác?

Dùng đầu cái kim xuyên vào tờ giấy, cái kim xuyên thủng một lỗ nhỏ trên giấy rất dễ dàng. Nếu quay ngược kim lại, lấy cái đầu cùn hơi tròn tròn xuyên vào giấy thì không mấy dễ dàng xuyên thủng được giấy...

Vì sao dạ dày không tự tiêu hóa mình?

Thực phẩm mà ta ăn vào trước hết phải qua miệng và thực quản, sau đó đi vào dạ dày - bộ phận lớn nhất của đường tiêu hóa. Dạ dày giống như một cái...

Tại sao trên mình của tê giác thường xuyên có chim tê giác đậu?

Nghe nói ba bốn con sư tử lớn cũng không địch nổi một con tê giác, bởi vì da tê giác dày cứng như thép, và chiếc sừng dài to như miệng bát, bất kì con...

Nam Cực lạnh như thế, vì sao lại chứa nhiều mỏ than?

Trữ lượng mỏ than Uâytôliati phía đông Châu Nam Cực khiến cho thế giới phải kinh ngạc. Hơn nữa chất lượng than ở đó đặc biệt tốt, nó có thể so sánh...

Trái đất quay quanh Mặt trời như thế nào?

Năm 1543, Copecnic - nhà thiên văn Ba Lan trong tác phẩm vĩ đại "Bàn về chuyển động của các thiên thể" đã chứng minh không phải Mặt Trời quay quanh...

Thế nào là thành phố điền viên?

Trong nhiều đô thị lớn hiện đại, nhà cao tầng ngày càng nhiều, dân số càng đông đúc, giao thông ngày càng chen chúc chật chội, do đó đã mang lại những...

Tổ yến trên bữa tiệc có phải được lấy từ tổ của chim én không?

Tổ yến không chỉ là một món ăn nổi tiếng trong các bữa tiệc, mà còn là một vị thuốc quý trong Đông y. Giá trị dinh dưỡng của nó rất cao, chứa nhiều loại axit amin, đường, muối vô cơ...