"Chúng ta phải cao như cây tùng, không sợ sương gió, không ngại lạnh giá, xum xuê xanh ngát, bốn mùa xanh tươi”. Đây là sự tán dương của con người đối với cây tùng.
Tại sao cây tùng ở trên núi đặc biệt nhiều? Chúng ta trước tiên hãy xem môi trường sinh sống của cây cối trên núi và dưới đồng bằng có gì khác nhau. Cây cối trên núi thường là sống ở các sườn núi dốc, do thổ nhưỡng trên dốc núi khi trời mưa không ngừng bị nước mưa rửa trôi, rửa trôi mất chất vô cơ cần cho sự sinh trưởng của cây, gặp mấy hôm trời không mưa, đất rất dễ bị khô hạn, vì vậy thổ nhưỡng trên núi tương đối bạc màu và khô cằn. Vì vậy đất trên dốc núi tương đối nghèo màu và khô hạn.
Cây tùng là loài cây “tính dương”, có sức sống ngoan cường. Rễ của cây đâm rất sâu trong đất, có thể hấp thụ các chất vô cơ trong đất bạc màu, khô, như vậy chất dinh dưỡng mà cây cần có thể được bảo đảm, không đến nỗi “chết đói”. Lại do lá cây tùng hình kim, bề mặt của lá so với các loại cây khác nhỏ hơn, như vậy sẽ tránh được bốc hơi nước quá nhiều, không đến nỗi bị “chết khô”. Trên núi, sức gió khá lớn, nhưng do lá cây tùng hình kim, gió to thổi tới, sức cản nhỏ, cây tùng không đến nỗi bị thổi ngã. Đây chính là nguyên nhân mà cây tùng có thể mọc rễ nảy mầm, ngày càng lớn cao, ngày càng nhiều trong tự nhiên.
Có phải cây tùng trên bất kì núi cao nào cũng có thể sinh trưởng được không? Không! Như trên đỉnh núi Chômôlungma không hề có cây tùng, bởi vì khí hậu quá lạnh, quanh năm tuyết bao phủ dày nên cây tùng cũng không thể sinh trưởng nổi.