Tin nhắn tình yêu

Trong những cách mà vợ chồng tôi cố gắng gìn giữ nét lãng mạn là để lại cho nhau những tin nhắn tình yêu. Đôi khi chúng nằm ở chỗ rất dễ thấy, đôi khi chúng tôi nhét chúng ở đâu đó để "phe kia" nhận được một bất ngờ thích thú. Các tin nhắn thường rất ngắn ngủi. Nhưng chúng nhắc chúng tôi nhớ rõ lý do vì sao chúng tôi chọn nhau.

Tôi thường giấu tin nhắn tình yêu trong vali của ảnh mỗi khi ảnh đi công tác, kín đáo nhét dưới chồng quần áo để ảnh bói tìm mãi mới thấy. Tôi cũng phát hiện ra những tin nhắn như vậy trong vali của tôi. Có lần, tôi đi chơi với đám bạn bè vào một buổi tối, tờ tin nhắn được nhét vào trong trái banh bô-linh của tôi một cách bí mật...

Tôi đang nhận một công việc với giờ giấc rất linh động, tôi có thể đến trễ rồi sau đó làm bù lại đến lúc xong việc thì thôi. Bởi vậy, thường thì thời tiết sẽ quyết định tôi đi làm lúc mấy giờ. Mới hôm rồi, tôi thức dậy thì thấy tuyết rơi xuống dày khoảng 15 cm. Tôi nghĩ mình sẽ đợi nghe bản tin dự báo thời tiết và đợi đến khi tuyết tan rồi hãy lên đường. Tuy nhiên, tôi vẫn rón rén ra ngoài và phủi sạch lớp tuyết phủ trắng trên xe. Khi tôi quay vào trong nhà, chồng tôi vừa mặc xong chiếc áo khoác và ảnh chuẩn bị đi làm. Một cái ôm, một nụ hôn và rồi ảnh biến mất thật nhanh. Cà phê đã pha xong rồi, tôi rót nó vào chiếc ca nhựa vẫn thường uống. Chiếc ca nhựa này được xem như chuẩn mực dành riêng cho tôi. Tôi dùng nó để đo lường nước vừa đủ uống. Tôi thêm đường, thêm kem vào và khuấy đều. Tôi đậy nắp ca trong khi khuấy vì đôi khi tôi cảm thấy mình hành động hơi vụng về, lụp chụp.

Vẫn còn ít thời gian rảnh rỗi, tôi kiểm tra e-mail và xục xạo trong mạng Internet một lát. Tuyết vẫn còn rơi nên tôi không quan tâm tới thời gian. Bản tin dự báo thời tiết cho rằng có khả năng tuyết sẽ còn rơi thêm một tấc nữa. Nghe vậy, tôi quyết định hôm nay nghỉ một ngày chơi cho đã. Trong khoảng thời gian đó, tôi liên tục uống cạn cà phê trong chiếc ca. Có một ngụm nào đó đắng hơn những ngụm khác, nhưng tôi cho rằng tại mình khuấy không đều.

Vừa thoát ra khỏi mạng Internet, tôi nghe tiếng chuông điện thoại reng lên. Chồng tôi gọi về đấy. Ánh rất mừng khi nghe rằng tôi vẫn bình yên ở trong nhà. Chúng tôi tán dóc với nhau một lát thì ảnh hỏi:

- Em đọc tin nhắn của anh chưa?

Tôi chẳng thấy mảnh giấy tin nhắn nào cả nên hỏi lại:

- Ủa, anh để nó ở đâu?

- Anh để nó trong ca cà phê của em.

Nghe nói vậy, tôi bắt đầu cười to lên và cười sặc sụa. Tôi mở nắp ca cà phê lên và vớt ra một mảnh giấy cùng với những gì còn lại của nó. Khó nhọc lắm tôi mới đọc được những dòng chữ sau đây: "Ch... em. Anh hy V... em sẽ ngủ th... ngon. Tối nay ch... ta gặp lại. .. au nhé. Yêu... nhiều".

Ý tưởng trị giá 1 triệu đôla!

Vào cuối thế kỉ trước, Charles Shwab chính là người giàu nhất hành tinh. Một ngày nọ, một chàng trai đến gặp ông và nói:

Chiến dịch SS10

Mỗi lần Tí đạp xe tới cổng trường, lại nghe các bạn cười nhạo: Xem kìa, ngài Đôn Ki-hô-tê cưỡi lừa đã tới!

Cuộc sống vẫn còn ý nghĩa

Chăm sóc các bệnh nhân đột quỵ trong bệnh viện là một công việc có thể mang người ta đến hai cực của trạng thái. Bởi các bệnh nhân hoặc thường hết sức mang ơn khi được cứu sống hoặc chỉ muốn chết...

Có công mài sắt…

Joan Molinsky luôn ấp ủ ước mơ được đứng trên sân khấu với mong muốn mang lại những phút giây thư giãn cho mọi người...

Chuyện xây cầu Brooklyn

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải nói là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, lòng đầy hứng khỏi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật ngoạn mục...

Có thể cuộc sống đã công bằng

Mười tám tuổi, tôi đã có thể đứng trước lớp đọc bài văn do mình suy nghĩ, tưởng tượng ra. Tôi miêu tả cái cảm giác thích thú của những người bạn cùng trang lứa khi họ lần đầu được phép lái xe...

Đôi tay của mẹ

Khi bước vào lứa tuổi thiếu niên chúng ta sống trong một thế giới khác với mẹ mình, một thế giới mà các bà mẹ chỉ có thể lòng vòng bên ngoài và không thể xâm nhập vào được...

Điều chúng tôi không nói

Con trai Joey của tôi khi mới sinh đã có dị tật bẩm sinh ở chân. Các bác sĩ cam đoan với chúng tôi rằng sau khi chữa trị cậu bé có thể đi lại bình thường được, nhưng để chạy nhảy thì sẽ rất khó khăn.

Bước ngoặt cuộc đời

Tôi bắt đầu hiểu biết về hội chứng tự kỷ vào những năm 1940. Là con út trong nhà nên từ lúc mới bốn tuổi tôi đã biết anh Scott là một bí mật đau buồn của gia đình...