Tình yêu trong mắt trẻ thơ

Cách nhìn của trẻ em đối với câu hỏi: “Như thế nào là yêu?” tuy mộc mạc và ngây thơ nhưng xem ra rộng hơn, sâu sắc hơn người lớn. Chúng ta hãy xem qua một số câu các em trả lời phỏng vấn các chuyên gia tâm lý học.

“Tình yêu là khi bà bị đau thấp khớp không thể cúi người xuống sơn móng chân, thế nhưng bà lại rất thích việc đó và thế là ông ngoại giúp bà, mặc dù ông cũng bị thấp khớp”.

“Cháu yêu chị lắm vì thế nếu chị ấy lỡ làm cháu ngã, cháu sẽ cắn môi thật chặt để không khóc. Nếu cháu khóc chị ấy sẽ buồn lắm”.

“Tình yêu? Đấy là lúc cháu mệt lắm nhưng trông thấy bạn ấy là cháu lại muốn cười”.

“Yêu là khi người ta hôn nhau rồi nói chuyện rì rầm thật là lâu như bố mẹ cháu ấy”.

“Chắc chắn là mẹ cháu yêu cháu nhất. Ngoài mẹ, có ai hôn cháu trong lúc đang ngủ đâu?”.

“Dĩ nhiên mẹ cháu yêu ba cháu. Hễ ăn thịt gà bao giờ mẹ cũng gắp cho ba miếng ngon nhất”.

“Con chó Pop phải yêu cháu lắm, nên nó mới chịu liếm mặt cháu khi cháu đi chơi với cậu Sam và bỏ nó ở nhà một mình”.

“Hôm nay ba mẹ đưa chị cháu đi sắm đồ. Cháu biết chị cháu yêu cháu nên mới tặng lại cho cháu cái váy cũ chị ấy mặc đã chật. Nếu không yêu cháu chị ấy có thể đã cho con bé Vika hàng xóm rồi”.

“Mẹ cháu yêu ba cháu hơn cháu. Ba mặc chiếc áo sơ mi đó tới hai ngày mà mẹ vẫn khen đẹp. Còn cháu mới mặc chiếc áo đi chơi có một vòng, vừa về tới nhà đã bị bắt thay ra đem giặt lại còn bị la: ở dơ như quỷ”.

“Cháu để cho chị cháu cú lên đầu cháu, là vì mẹ bảo có yêu chị mới làm vậy. Thế nên cháu sẽ cú đầu thằng em cháu, vì cháu rất yêu nó”.

“Theo cháu, yêu là khi người ta sợ. Cứ xem ba cháu thì biết. Ba không dám nói yêu mẹ, nên chờ cả năm tới ngày Lễ tình yêu mới mua thiệp có in sẵn câu – Anh yêu em”.

“Tình yêu là thứ dễ quên lắm hả cô? Nếu không, tại sao bố mẹ cháu ngày nào cũng nhắc nhau anh yêu em, em yêu anh”.

Cho đi rồi sẽ nhận về

Khi đang làm công việc giới thiệu các ca khúc trên đài phát thanh ở Columbus, Ohio, tôi thường hay ghé vào một bệnh viện địa phương trên đường về nhà. Tôi vào các phòng bệnh để đọc Kinh Thánh cho các bệnh nhân nghe hoặc trò chuyện cùng họ.

Người hùng của tôi

Vào tuổi thiếu niên, chợt tôi nhận ra mình chẳng có nét nào giống bố cả.

Yêu một người

Yêu một người là khi bạn trân trọng món quà người ấy tặng dù món quà đó chẳng đáng giá bao nhiêu.

Cô giáo

Sự nhẫn nại của tôi sắp cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng phải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện tranh mà cô bé đã mượn của trường.

Ông bố thất nghiệp

Tôi nhận được cú điện thoại ấy vào chiều muộn ngày thứ Sáu. Trong điện thoại, giọng người sếp của tôi đầy bí ẩn khi dặn tôi đến gặp ông vào sáng thứ.

Chạm đáy

Gia đình tôi vừa chuyển đến thị trấn. Hồi trước chuyện kết thân bạn mới thật dễ dàng đối với tôi, nhưng bây giờ, vì hay ngượng ngập về dáng vẻ của mình nên tôi cảm thấy rất khó...

Sự phục vụ tận tình

Một người đàn ông viết thư cho một khách sạn nhỏ ở thị trấn nơi ông định đến thăm nhân kỳ nghỉ của mình. Ông viết rằng:

Bước ngoặt cuộc đời

Tôi bắt đầu hiểu biết về hội chứng tự kỷ vào những năm 1940. Là con út trong nhà nên từ lúc mới bốn tuổi tôi đã biết anh Scott là một bí mật đau buồn của gia đình...

Bàn tay cô giáo

Trong ngày lễ Tạ ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao...