Vì sao dự báo thời tiết cũng phải dùng máy tính?

Đài khí tượng dự báo thời tiết bằng nhiều phương pháp: ngoài dự báo bằng bản đồ ra, người ta còn dùng cả máy tính, loại công cụ hiện đại, để tiến hành dự báo. Người làm khí tượng gọi phương thức dự báo này là "Dự báo số trị", tức dự báo số liệu và dự báo thống kê số. Dự báo số trị là ứng dụng động lực học chất lỏng và nhiệt động lực học, toán học cao cấp, v.v. để nghiên cứu quy luật biến đổi vật lý của thời tiết. Căn cứ vào đặc điểm chuyển động của không khí để rút ra những phương trình toán học phản ánh những quy luật vật lý này (tức tổ hợp phương trình dự báo thời tiết), sau đó căn cứ vào một số điều kiện đã biết (như áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, cường độ gió của một ngày nào đó) để giải nhóm phương trình này, từ đó rút ra kết quả tình hình biến đổi thời tiết cụ thể trong tương lai, như vậy sẽ đạt được mục đích cụ thể của dự báo. Dự báo thống kê số trị là ứng dụng một số lý luận và phương pháp của toán học thống kê, đồng thời căn cứ một lượng lớn tư liệu thời tiết trong lịch sử để tìm ra các phương trình về quy luật thống kê nhằm miêu tả sự biến đổi của thời tiết và khí hậu. Dùng nó để đánh giá xu thế thời tiết trong một thời gian dài, từ đó có thể dự đoán được các yếu tố khí tượng trong những ngày sắp tới. Hai loại phương pháp này đều đề cập tới các số liệu và các thuật toán tính toán, nếu chỉ dựa vào các công cụ tính toán phổ thông thì sẽ không đuổi kịp với sự diễn biến của thời tiết, chờ đến lúc tính ra kết quả thì thời tiết đã thay đổi, làm mất đi ý nghĩa dự báo. Nhờ sự phát triển của kỹ thuật máy tính, chúng ta đã có được một công cụ tính toán vừa nhanh, vừa tin cậy, như thế sẽ có thể ứng dụng tất cả các phương pháp tính toán số học, dùng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia để giải phương trình. Trong quá trình giải, ta lập các phương trình theo thứ tự, đưa số liệu các yếu tố khí tượng của các vùng quan trắc được vào máy tính, sau đó ấn lệnh máy tính sẽ đưa ra kết quả, hoàn thành một lượng lớn các tính toán phức tạp nhưng rất đáng tin cậy.

Nhưng vì các phương pháp dự báo thường vẫn tồn tại những vấn đề trong biến đổi thời tiết, vì vậy phải tiếp tục cải tiến sự quan trắc thời tiết để có được những số liệu cụ thể và đầy đủ hơn, đồng thời cần tìm ra những phương pháp để diễn đạt quy luật biến đổi thực tế của thời tiết, như vậy mới có thể làm cho máy tính đưa ra những kết quả dự báo chính xác được.

Tại sao mèo thích ăn cá và chuột?

Thì ra mèo hoạt động về ban đêm, trong cơ thể của mèo có một chất cần thiết để tăng thị lực nhìn đêm, đó là axit diaminethanosunfonic C2H7NO3S, tên thương mại là taurin.

Vì sao khi khát, việc uống nước nóng có tác dụng giải khát tốt hơn nước mát?

"Đói thèm ăn, khát thèm uống", đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Vào mùa hè oi bức hoặc sau khi làm việc nhiều, cơ thể ra nhiều mồ hôi, người ta...

Thế nào là "kiến trúc hộp"?

Từ lâu, các kiến trúc sư luôn hy vọng việc xây dựng cũng giống như chế tạo các sản phẩm khác, trực tiếp sản xuất với số lượng lớn ở trong nhà máy, vừa...

Vì sao cái Yoyo có thể tự động quay về lòng bàn tay?

Cái yô yô là đồ chơi luyện sức khoẻ rất thú vị. Khi chơi yô yô, dùng tay nắm giữ một đầu dây quấn quanh trên trục ngắn của nó, rồi ném nó xuống phía dưới.

So sánh máy bay hai động cơ với máy bay bốn động cơ có những đặc điểm gì?

Bạn đã từng nghe nói về máy bay hai động cơ với máy bay bốn động cơ chưa? Thực ra, máy bay hai động cơ chính là chỉ loại máy bay có lắp hai động cơ,...

Vì sao độ sáng của một số hằng tinh lại biến đổi?

Năm 1956 một nhà thiên văn nghiệp dư khi quan sát các hằng tinh đã phát hiện ngôi sao cấp 3 trong chòm sao Cá kình độ sáng thay đổi dần, tối đến mức...

Vì sao mặt những tấm phù điêu đá cẩm thạch ở Cố Cung lại xuất hiện vết rạn?

Trong sân Bảo tàng Cố Cung ở Bắc Kinh có rất nhiều bức phù điêu bằng đá cẩm thạch và đá bạch ngọc. Chúng biểu trưng cho tinh hoa kiến trúc cổ Trung...

Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?

Cấu tạo của tai người gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai...

Suy luận mờ có mơ hồ không?

Khi người ta phán đoán thuộc tính hoặc đặc trưng của một sự vật, thì đều hi vọng có được kết luận rõ ràng, chính xác. Ví dụ "thật" và "giả", "đúng" và...