Vì sao nhà du hành phải mặc trang phục vũ trụ?

Các nhà du hành đi ra ngoài vũ trụ đều phải mặc bộ trang phục vũ trụ, đó là điều cần thiết để thích ứng với môi trường vũ trụ. Môi trường vũ trụ rất khắc nghiệt, luôn bị các loại thiên thạch trong vũ trụ bắn vào, thường không đề phòng kịp; bức xạ trong chân không cao làm tổn hại màng tế bào trong cơ thể, gây nhiễu hoặc ngừng hẳn công năng kháng bệnh của tế bào; trong vũ trụ còn có nhiều loại rác thải do con người gây ra, cũng là một mối uy hiếp đến tính mạng của nhà du hành. Do đó các nhà du hành phải được bảo vệ cẩn thận mới có thể làm việc trong vũ trụ.

Trang phục vũ trụ là một sản phẩm kỹ thuật cao. Tác dụng của nó ngoài ngăn ngừa sự tấn công của các vật đến từ vũ trụ, còn có cả một hệ thống bảo hiểm tính mạng và thông tin liên lạc cho nhà du hành. Nó giúp các nhà du hành thích ứng với sự biến đổi khốc liệt về nhiệt độ trong vũ trụ, khiến họ thích nghi với nhiệt độ, khí oxy và áp lực không khí để thoải mái như trên mặt đất. Khi bay trong vũ trụ có thể liên hệ được với các nhà du hành trong con tàu.

Người ta thiết kế trang phục vũ trụ rất kĩ càng và chu đáo. Bộ trang phục gồm có nhiều tầng, tối thiếu có năm tầng sau:

Áo lót sát với cơ thể vừa mềm, vừa nhẹ, có tính đàn hồi tốt, vừa thông khí vừa truyền nhiệt, trên áo lót còn có máy đếm bức xạ để giám sát các tia bức xạ năng lượng cao trong môi trường. Ở thắt lưng của áo lót còn có hệ thống giám sát sinh lý cơ thể, có thể đo nhịp tim và thân nhiệt bất cứ lúc nào.

Tầng thứ hai là tầng điều tiết dung dịch ấm. Trên tầng thứ hai người ta phân bố dày đặc nhiều ống nhỏ chứa plyvinyl clorua, thông qua dung dịch chảy trong ống nhỏ để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ cao hay thấp do nhà du hành tự khống chế, có ba nấc nhiệt độ để chọn lựa

Tầng thứ ba là tầng tăng áp được đóng kín bằng vải cao su. Trong tầng này chứa đầy không khí có áp suất tương đương 1 at, bảo đảm cho nhà du hành nằm trong môi trường áp suất bình thường, không vì áp suất quá thấp hoặc quá cao mà gây nguy hiểm cho tính mạng.

Tầng thứ tư là tầng bó cứng. Nó là vỏ áo ngoài để bó tầng thứ ba lại, đồng thời cũng đề phòng khi tầng cuối cùng bị thiên thạch bắn thủng.

Tầng ngoài cùng thông thường được chế tạo bằng sợi thuỷ tinh và sợi tổng hợp đặc biệt. Nó có cường độ rất cao, có thể ngăn cản thiên thạch bắn vào và còn có công năng chống các tia vũ trụ.

Một bộ trang phục vũ trụ phức tạp như thế, giá chế tạo rất đắt, khoảng trên 3 triệu USD. Trang phục vũ trụ nói chung rất nặng, để các nhà du hành cử động dễ dàng, ở các khớp khi thiết kế đã cố gắng nâng cao độ linh hoạt, nhưng mặc bộ trang phục này vẫn rất nặng nề.

Nghe nói nhà du hành đầu tiên mặc bộ trang phục này bước ra vũ trụ tuy thời gian chỉ 12 phút nhưng đã toát mồ hôi ròng ròng. Nhưng trong vũ trụ nếu không có bộ trang phục bảo hiểm như thế thì nguy hiểm khó mà tưởng tượng được.

Vì sao nước máy đã được sát trùng nhưng chỉ nên uống sau khi đã đun sôi?

Quá trình sản xuất nước máy thường phải qua mấy bước: Lấy nước, thêm hoá chất, khuấy trộn, kết tủa, lọc. Trong đó bước thêm hoá chất là nhằm thêm chất...

Tại sao ngựa luôn vẫy tai?

Chỉ cần nhìn tai ngựa là biết được các sắc thái tình cảm khác nhau của nó. Nếu lại quan sát mũi, mắt ngựa, động tác soái đuôi của nó thì có thể hiểu được rất nhiều tình cảm khác của ngựa.

Có thể giảm đau khi tiêm không?

Người ốm thì phải uống thuốc hoặc phải tiêm. Trong hai cách đó, hiệu quả của thuốc theo đường tiêm sẽ nhanh hơn nhiều so với đường uống.

Tại sao nói "Cây to rễ sâu"?

Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 2 m;...

Tại sao nói "Rừng là lá phổi của Trái đất"?

Rừng là “vệ sĩ” của giới tự nhiên, là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường...

Vì sao cơ thể người có thể hấp thụ chỉ khâu vết mổ sau khi tiến hành phẫu thuật?

Trong khi tiến hành các ca phẫu thuật người ta thường phải khâu vết mổ bằng chỉ khâu đặc biệt. Có điều hết sức thú vị là các cơ quan trong cơ thể như...

Vì sao giấy gói hàng (giấy bao xi măng) lại bền như vậy?

Chắc các bạn thường thấy ở các công trường xây dựng người ta chất các bao xi măng thành đống. Xi măng được đóng bao kín trong những bao làm bằng giấy...

Tại sao cua chúng ta ăn thường ngày lại nhỏ?

Điều này còn phải nhắc đến thói quen sinh sống của cua. Cua mà chúng ta thường biết, tuy là được bắt từ trong môi trường nước ngọt...

Tại sao quả của trước khi chín thì lại cứng, xanh, chát, còn sau khi chín lại mềm, ngọt và thơm?

Có rất nhiều quả của thực vật trước khi chín và sau khi chín xảy ra những thay đổi như trò diễn ảo thuật, trước khi chín cứng, xanh chua, chát, sau...