Vì sao nói rừng ôn đới là kho báu bị lãng quên?

Những người am hiểu địa lí đều biết đến rừng nhiệt đới, nhưng chị em sinh đôi của rừng nhiệt đới là rừng ôn đới thì lại ít ai biết đến. Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì rừng nhiệt đới phân bố rộng rãi ở Trung Mỹ, Đông Nam Á và Trung Phi, trong đó các loài động, thực vật rất phong phú. Chúng có một vai trò to lớn trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái toàn cầu. Song rừng nhiệt đới đang phải đối mặt với sự lấn chiếm điên cuồng của con người. Số diện tích rừng nhiệt đới còn lại không đến một nửa đang bị phá hoại với tốc độ bình quân mỗi năm là 129,5 km2. May mắn không phải tất cả rừng đều nằm ở vùng nhiệt đới, mà còn có rất nhiều rừng ôn đới quý báu. Ví dụ ở bán đảo Olympic, Wasington Mỹ, miền Đông Nam Alaska, bờ biển phía tây đảo Moncawa Canađa, Tasmania ở Australia và Chilê nam bán cầu đều có những cánh rừng ôn đới đẹp mê người.

Rừng ôn đới tuy cũng có những cây gỗ cao to như rừng nhiệt đới, chủng loại nhiều, có nhiều loài thực vật kí sinh, nhưng vì rừng ôn đới đã trải qua thời kì biến động rất lớn trong thời kì băng hà, cho nên so với rừng nhiệt đới các loài sinh vật ít hơn nhiều, nhưng tổng lượng sinh vật của rừng ôn đới lại nhiều hơn. Cây vừa cao, gỗ vừa chắc.

Trong mắt con người, thông thường lượng mưa rừng rất lớn. Lượng mưa hàng năm trong rừng nhiệt đới ở mức 2.540 mm trở lên. Rừng ôn đới đạt tới lượng mưa này rất ít. Nhưng rừng ôn đới cũng có những điều kiện địa lí rất ưu việt, độc đáo, đó là mùa đông ấm, mùa hè mát, khí hậu mùa đông rất ít khi dưới 0 oC. Đó là điều kiện tiên quyết để các loài động vật sinh tồn và phát triển.

Rừng ôn đới ở Bắc Mỹ có rất nhiều loại gỗ quý, như gỗ vân trắng, trong rừng Olympic có những loại gỗ hiếm, như gỗ thông đỏ, thông trắng. Chúng đều là những loại gỗ quý trên thế giới. Trong rừng già ôn đới thần bí có những cây cao tới 91 m, đường kính 6 m. Trong rừng ôn đới có nhiều loài động vật quý hiếm như hươu lộc, gấu đen, thú mỏ vịt, rái cá Bắc Mỹ, báo v.v.. Chúng sinh sống và phát triển trong môi trường thần bí này. Cuộc sống phong phú của chúng đã nói lên bức tranh sinh thái tự nhiên kì diệu.

Từ khoá: Rừng ôn đới; Rừng nhiệt đới.

Bệnh di truyền phát sinh như thế nào?

Trong quan niệm của người xưa, bệnh di truyền có liên quan tới cơ quan sinh dục. Cùng với sự phát triển của sinh vật học phân tử hiện đại, loài người...

Vì sao có các loại bệnh địa phương?

Bệnh địa phương là chỉ những bệnh phát sinh ở một khu vực nhất định, có liên quan mật thiết với môi trường khu vực đó. Bệnh địa phương lưu hành trong...

Vì sao lại chụp được ảnh màu?

Mấy chục năm trước người ta chỉ chụp được phim ảnh đen trắng. Bấy giờ người ta chỉ dùng cách tô màu để biến phim ảnh đen trắng thành phim ảnh màu.

Vì sao phải mở rộng "sản xuất sạch"?

Thuật ngữ “Sản xuất sạch” do Cục Quy hoạch môi trường Liên hợp quốc đề xuất năm 1989. Nó bao gồm hai nội dung là quá trình sản xuất sạch và sản phẩm...

Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?

“Mấy giờ rồi?”, “chào bác!'”, “ăn cơm chưa?”, “tạm biệt”… Có tiếng ai the thé thốt lên từ góc vườn, nhìn ra, bạn sẽ kinh ngạc khi thấy đó không phải là tiếng của chủ nhà, mà là tiếng một chú vẹt tinh nghịch.

Giấy cũng có thể dùng để làm nhà được sao?

Trong quan niệm của mọi người, giấy vừa mỏng vừa mềm không chịu được nước, không chịu được lửa. Một vật liệu "yếu ớt" như vậy lại có thể dùng để làm...

Ai có thể đi trên than hồng?

Bạn có thể vào phòng tắm hơi ở nhiệt độ 90 độ trong vòng mười phút nhưng lại không chịu được khi nhúng tay vào nước nóng hay kim loại ở nhiệt độ ấy....

Thế nào là hạt cơ bản?

Vào đầu thế kỷ XX, người ta tìm thấy nguyên tử là do điện tử và hạt nhân nguyên tử tạo nên. Nguyên tử đã bé nhưng hạt nhân nguyên tử lại còn bé hơn...

Vì sao nói "triều đỏ" là một kiểu ô nhiễm của biển?

Tháng 6 năm 1957 trên biển ả Rập, một tàu chở hàng của Liên Xô (cũ) đang đi về phía trước, đột nhiên rung chuyển giống như tàu đụng phải một vật lớn...