Vì sao phải thận trọng khi dùng chất màu thực phẩm?

Các nhà thẩm định chất lượng thực phẩm thường dựa vào ba tiêu chuẩn cảm quan là: màu sắc, mùi và vị, trong đó màu sắc ở vị trí hàng đầu, từ đó có thể thấy màu sắc thực phẩm có lực hấp dẫn lớn với mọi người. Ngày nay việc sử dụng trực tiếp màu sắc tự nhiên của động, thực vật đã không còn đủ đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Từ đó đẻ ra yêu cầu cần tổng hợp các chất màu mới cho thực phẩm. Ở một số nước như Trung Quốc tạm thời quy định cho phép sử dụng các loại màu tổng hợp như: màu đỏ rau dền, màu đỏ yên chi, màu vàng chanh, màu lam axit, màu vàng suđan... làm màu thực phẩm. Với các chất màu kể trên, thực phẩm sẽ có màu tươi, đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng.

Thế nhưng tuyệt đại đa số các chất màu không có thành phần dinh dưỡng, không nên nhầm mà lạm dụng như một loại gia vị.

Trước hết cần phải chú ý việc đánh giá một chất màu sử dụng làm chất màu thực phẩm không độc, không phải là tuyệt đối. Một loại phẩm màu nào đó khi dùng một lượng nhỏ có thể không ảnh hưởng sức khoẻ, nhưng không được coi thường mà sử dụng một lượng lớn. Với các loại phụ gia thực phẩm thường chỉ nên dùng với số lượng hạn chế, với các phẩm màu cũng không ngoại lệ. Năm 1964 người Mỹ phát hiện rượu Anh đào có chứa một chất màu đỏ có ảnh hưởng đến cơ thể người nên đã cấm tuyệt đối loại rượu này.

Nhưng sau đó lại xem xét kỹ rượu anh đào không phải là loại thực phẩm chủ yếu của con người, nên mới cho phép sử dụng một ít phẩm màu vào rượu anh đào. Hiện nay đối với các phẩm màu tổng hợp, thái độ của các nước không giống nhau. Ví dụ: Đan Mạch cho phép sử dụng 33 loại, Nhật Bản cho phép 22 loại, Canađa cho phép sử dụng 10 loại, Liên Xô trước đây cho phép sử dụng 3 loại, Hy Lạp không cho phép sử dụng, từ đó cho thấy tiêu chuẩn an toàn cho việc sử dụng phẩm màu thực phẩm có tính chất tương đối.

Thực ra việc nhận thức tính chất nguy hại của phẩm màu thực phẩm có một quá trình lâu dài. Vào thế kỷ XIX, các cửa hàng ăn cao cấp ở Châu Âu cho phép sử dụng đồng asenat làm phẩm màu thực phẩm, dùng chusa (thuỷ ngân sunfua), màu đỏ chì (chì oxit), phẩm màu casein làm màu đỏ. Lại như ở Trung Quốc có một số vùng có tập quán dùng gỉ đồng làm chất màu xanh (gọi là màu xanh đồng). Ngày nay chúng ta đều biết những chất màu kể trên đều là những chất độc có thể gây chết người, nhưng vào thời ấy người ta cho đó là những phụ gia mang lại mùi vị ngon cho thực phẩm. Hay như vào năm 1950, một bang ở nước Mỹ cho phép dùng 19 loại phẩm màu làm chất màu thực phẩm. Nhưng 10 năm sau người ta tìm thấy có nhiều chất trong đó là có hại. Ví dụ trong số đó có màu đỏ số 4, sau thời gian dài tiến hành kiểm tra, xác nhận là có hại đối với bàng quang và tuyến giáp nên bị cấm sử dụng. Hiện tại ở Mỹ cho phép dùng 12 loại phẩm màu làm màu thực phẩm. Theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, yêu cầu đối với màu thực phẩm ngày càng cao. Những phẩm màu có hại dần dần bị đào thải, mức độ an toàn ngày càng không ngừng mở rộng. Vì vậy đối với một loại thực phẩm màu tạm thời được sử dụng nhưng cũng không thể xem là vĩnh viễn an toàn. Tóm lại với các phẩm màu tổng hợp không phải là chất dinh dưỡng, và tuyệt đại đa số các phẩm màu tổng hợp là vô ích đối với cơ thể người. Hiện tại chúng được chấp nhận sử dụng là có điều kiện, là có hạn chế. Vì vậy đối với các loại màu thực phẩm cần thận trọng, chú ý đến an toàn.

Tại sao lại cần phải xây dựng giao lộ lập thể?

Đi đôi với mật độ dân số ngày càng cao, mâu thuẫn giữa lượng xe tăng lên mạnh mẽ và đường sá có hạn ở các thành phố ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là vào...

Gấu có gì khác với gấu người?

"Chỉ có anh hùng đuổi hổ báo, chứ không có hào kiệt sợ gấu, sợ gấu người". Gấu và gấu người được đề cập trong hai câu thơ này, rốt cuộc có sự khác...

Vì sao ta hít vào khí ôxy nhưng lại thở ra khí CO2?

Người ta khi còn sống thì một giây cũng không ngừng thở. Không khí thở vào chứa nhiều khí ôxy, nhưng khi thở ra thì phần lớn là khí CO2.

Tại sao con người không bị văng ra khỏi Trái đất, khi Trái đất quay?

Khi xoáy nhanh cái ô che mưa, những giọt nước mưa sẽ từ xung quanh ô văng ra. Trái đất quay nên tại Hà Nội mọi vật cũng quay với vận tốc 1.

Tại sao khi vịt đi thường hay lắc lư?

Khi vịt đi lại, cái cổ vươn rất dài, ưỡn ngực, lắc la lắc lư lạch bạch đi về phía trước. Tại sao vịt lại đi với tư thế như vậy? Muốn tìm hiểu vấn đề này, cần phải quan sát từ thói quen sinh sống của vịt.

Câu chuyện về khí than và khí hoá lỏng?

Ngày nay ở các thành phố, việc sử dụng khí đốt và khí hoá lỏng ngày càng phổ biến. Đặc điểm chung khi sử dụng loại chất đốt này là tiện lợi, sạch sẽ,...

Làm thế nào để phân biệt đường sắt ray nhẹ và đường tàu điện ngầm?

Việc vận chuyển hành khách ở các đô thị hiện đại hoá, đã từ phương thức giao thông đơn giản nhất phát triển thành kết cấu giao thông đa nguyên hoá,...

Tại sao hoa lại có nhiều màu sắc đến như vậy?

Có một câu thơ cổ “mùa xuân muôn màu muôn sắc”. Mỗi khi mùa xuân về, màu vàng của hoa tầm xuân, màu hồng của hoa anh đào, màu phấn hồng của hoa đào...

Tại sao cây trồng trong chậu cảnh có thể cứng cáp, nhiều dáng thế?

Bước vào vườn cây cảnh trong công viên thực vật Thượng Hải, bạn sẽ thấy có một số cây già trong chậu cảnh đã sống được mấy chục năm, thậm chí mấy trăm...