Vì sao phải uống thuốc đúng giờ quy định?

Khám bệnh xong, cầm đơn của bác sĩ đến cửa hàng thuốc, khi giao thuốc, dược sĩ sẽ báo cho bạn biết từng loại thuốc, một ngày uống mấy lần hoặc cách mấy giờ uống một lần, một lần uống mấy gói hoặc mấy viên. Việc nghiêm khắc quy định thời gian và lượng uống thuốc có căn cứ khoa học của nó.

Khuẩn bệnh vừa ngoan cường vừa rất giảo quyệt. Bạn uống thuốc vào, nếu lượng ít, không những

thuốc không giết chết vi khuẩn mà còn làm tăng tính nhờn của chúng; nếu uống lượng nhiều rất có thể gây hại cho một số bộ phận nào đó của cơ thể. Nếu bạn khi cao hứng uống thêm nhiều lần, khi không cao hứng uống ít lần thì khuẩn bệnh sau một trận vật lộn kịch liệt có thể sẽ bung ra làm loạn, cơ thể bạn rất khó đối phó.

Chính vì khuẩn bệnh khó đối phó như thế cho nên phải quy định một ngày uống thuốc mấy lần, hoặc cách mấy giờ uống một lần, mỗi lần uống bao nhiêu để thuốc trong cơ thể có nồng độ hợp lý. Như vậy, khuẩn bệnh không ngừng bị khống chế, tiêu diệt, khiến cho chúng không sinh trưởng được, không có sức chống lại, bệnh mới khỏi.

Ngoài ra, còn phải chú ý có loại thuốc uống trước khi ăn cơm, có loại uống sau khi ăn. Khẩu vị không tốt, không ăn nổi cơm thì phải uống thuốc tăng thêm sự hoạt động của dạ dày để thúc đẩy thèm ăn. Nếu dạ dày hoặc hành tá tràng bị loét thì phải uống loại thuốc có thể bảo vệ thành dạ dày, giảm nhẹ sự ma sát cơ học của thức ăn. Những loại thuốc này đều phải uống trước khi ăn cơm, nếu ăn xong mới uống sẽ không còn tác dụng.

Tiêu hóa không tốt nên uống thuốc trợ giúp tiêu hóa. Muốn tiêu hóa thì phải có cái gì đó để tiêu hóa; vì vậy loại thuốc này phải uống sau khi ăn, nếu uống thuốc giúp tiêu hóa khi trong bụng không có gì thì sẽ không có tác dụng.

Có những loại thuốc đòi hỏi cơ thể phải nhanh chóng hấp thu, phải uống trước khi ăn, vì lúc bụng đói, thuốc có thể tiếp xúc trực tiếp với thành dạ dày. Nhưng có những loại thuốc có tác dụng kích thích nhất định, đòi hỏi phải được hấp thu chậm, thời gian kéo dài, cần uống sau khi ăn để thuốc và thức ăn trộn lẫn với nhau, lượng thuốc tiếp xúc với thành dạ dày sẽ ít đi.

Vì sao đèn tiết kiệm lại có thể tiết kiệm được năng lượng?

Ngày nay, đèn tiết kiệm năng lượng do các đặc điểm nổi bật như ánh sáng dịu, dễ chịu, giá cả tương đối rẻ, mà nó đang dần thay thế các loại bóng đèn phổ thông.

Trên tàu hoả có thể gửi thư được không?

Nếu bạn đã viết xong thư, nhưng vì vội lên tàu không kịp gửi, hoặc đang đi tàu mà muốn viết thư cho người nhà hoặc bạn bè, thì làm thế nào?

Tại sao trong đầu của cá hoa vàng có hai viên đá nhỏ?

Trong khoang tai của cá có mọc một loại đá nghe bằng chất vôi. Hình dạng và sự lớn bé của nó ở trong các loại cá rất khác nhau.

Trên Trái Đất vì sao chia thành nhiệt đới, ôn đới, hàn đới?

Trên Trái Đất ta sinh sống, vì góc độ chiếu sáng của ánh nắng Mặt Trời khác nhau, do đó ở những vùng khác nhau nhận được lượng nhiệt chênh lệch nhau...

Tại sao nói sóc là chuyên gia bảo vệ môi trường tự nhiên?

Rất ít người cho rằng, sự cống hiến của sóc đối với rừng có thể sánh được với chim gõ kiến. Trong ấn tượng của con người, sóc ăn hết quả của các cây như cây tùng, cây hồ đào...

Tại sao lại đem giống cây trồng lên Vũ Trụ?

Từ sau khi chiếc vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới du hành vào Vũ Trụ cùng với sự ra đời một môn khoa học mới - khoa học sinh sống giữa Vũ Trụ.

Cậu bé Karl (Gauss) làm thế nào để tính tổng dãy số 1 + 2+ 3 +...+100?

Truyện kể rằng nhà toán học Đức Karl-Frederich. Gauss ngay từ lúc còn rất bé đã biểu hiện khả năng tính toán phi thường.

Mùa hè vì sao thường có mưa giông?

Mùa hè sau buổi trưa hoặc chập tối thường cho ta cảm giác oi bức khác thường. Một chốc sau bỗng sấm ầm ầm, rồi chớp giật, cơn mưa xối xả, mênh mang,...

Vì sao không được vứt bừa bãi hoặc đốt các pin cũ?

Có một mùa đông ở ngoại ô một thị trấn Nhật Bản người ta phát hiện thấy 16 – 17 người đồng thời bị viêm não. Khi bệnh nhân ăn cơm, hai tay run lẩy...