Vì sao trong bánh mì có nhiều lỗ nhỏ?

Bánh mì có mùi thơm ngon, là loại thức ăn được nhiều người ưa thích. Nhìn kỹ miếng bánh mì mềm, xốp bạn sẽ thấy nhiều lỗ nhỏ. Chẳng trách mà nó đàn hồi, mềm như miếng bọt biển. Thế các lỗ nhỏ trong bánh mì được hình thành như thế nào? Muốn hiểu rõ ta phải xuất phát từ cách làm bánh mì.

Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh mì là bột mì. Khi đem bột mì tạo thành bột mì nhào ta cần thêm một lượng con men giống nhất định. Con men là một vi khuẩn có ích. Trong điều kiện nhất định, men sẽ nảy nở rất nhanh. Khi cấy con men giống vào bột mì nhão, chúng bắt đầu phát triển, nảy nở. Men cái sẽ sinh ra nhiều chủng loại men, phân giải tinh bột thành đextrin, tiếp theo phân giải tiếp thành đường mạch nha, đường glucoza… Cuối cùng sinh ra lượng lớn cacbon đioxit. Cacbon đioxit sẽ phân bố trong bột mì nhào theo các hệ thống đường như mạng lưới, khiến cho bột nhào trở nên xốp như bọt biển. Sau đó đưa vào lò nướng, cacbon đioxit sẽ bị nhiệt đốt nóng nở ra làm cho bánh mì xốp.

Thông thường trong thực phẩm người ta dùng các loại dịch men gốc, nước men tươi ép. Men khô hoạt tính có ba loại. Dịch men gốc có khả năng lên men mạnh nhưng bảo quản không tiện. Men khô hoạt tính tuy dễ bảo quản nhưng khả năng lên men không mạnh. Nước men tươi ép (gọi là men tươi) có khả năng lên men tương đối mạnh, có thể bảo quản trong tủ lạnh nên hay được chọn sử dụng. Men tươi là loại khối mềm trong đó có men gốc, có thành phần chủ yếu là nước, protein, chất mỡ, đường cùng một ít vitamin. Ở các xưởng điều chế men tươi, người ta cấy men gốc vào dịch chất dinh dưỡng, rồi thổi không khí vô trùng vào dịch cấy để men sinh sôi mạnh, sau đó cho vào máy ly tâm, phân ly được chất nhão men gốc, cuối cùng dùng máy lọc ép loại bỏ dịch thừa, ép thành khối, ta được men tươi ép.

Chất làm xốp là men tươi ép không chỉ được sử dụng trong việc làm bánh mì mà còn sử dụng để làm nhiều loại bánh trong gia đình như làm bánh bao, bánh ngọt. Dùng men tươi cho vào bột làm bánh bao không chỉ làm cho bánh có vị ngon mà còn tăng thêm độ dinh dưỡng của sản phẩm. Thế nhưng nếu có đường và mỡ trong bột nhào quá nhiều sẽ hạn chế độ xốp của sản phẩm, vì mỡ, đường có tác dụng ức chế men. Ngoài ra dùng men tươi để cho lên men bột nhào cần đến lượng thời gian cần thiết. Vì vậy khi cần làm bánh bao trong gia đình, người ta cũng dùng hoá chất để làm bột nở. Bột nở hoá học là loại bột màu trắng, là hỗn hợp của nhiều loại hoá chất. Có nhiều loại bột nở hoá học.

Loại thường gặp là hỗn hợp của natri hyđrocacbonat (xôđa), axit tactric, kali hyđrotactrat, cũng như canxi hyđro photphat… Khi cho bột nở hoá học vào bột mì nhào, khi gặp nhiệt độ cao sẽ xảy ra các phản ứng hoá học sinh ra một lượng lớn cacbon đioxit làm cho bánh có nhiều lỗ xốp.

Bây giờ chắc bạn đã biết vì sao bánh mì có nhiều lỗ nhỏ. Các lỗ nhỏ chính là nơi chứa cacbon đioxit.

Vì sao dùng vệ tinh viễn thông nói chuyện điện thoại và chuyển sóng truyền hình?

Trong vô số vệ tinh ứng dụng thì số lượng vệ tinh viễn thông là nhiều nhất. Nó là một loại vệ tinh chuyên dụng để chuyển tín hiệu sóng vô tuyến.

Tại sao người Trung Quốc thường dùng số 5 và số 10 để nói lên sự viên mãn?

Trong tiếng Hán có nhiều từ ngữ được đặt với hai chữ "ngũ” (năm) và "thập" (mười). Các từ ngữ này thường nói lên ý nghĩa "toàn bộ" hoặc "viên mãn"...

Vì sao đêm và sáng sớm nghe tiếng chuông ở xa rõ hơn ban ngày?

Có người sẽ nói: “Đó là vì ban đêm và buổi sáng sớm môi trường yên tĩnh, còn ban ngày thì có nhiều tiếng ồn”. Điều đó đúng, nhưng chỉ là phẩn nhỏ và...

Tại sao kiến trúc cổ của Trung Quốc thường có mái hiên vểnh ngược lên?

Trung Quốc cổ đại có nhiều kiến trúc cổ nổi tiếng rường vẽ hoa, xà chạm trổ, màu sắc rực rỡ, nhất là những mái nhà lớn đẹp lạ thường, nóc nhà hơi vểnh...

Tại sao có những cây ăn được sâu bọ?

Chúng ta biết rằng động vật thường lấy thực vật hay các động vật khác để làm thức ăn cho chúng. Thế nhưng có những thực vật cũng có thể lấy những động...

Tại sao có lúc sư tử lớn muốn ăn sư tử con?

Cho dù cùng chung sống trong một bầy thì những con sư tử trưởng thành cũng không sống cùng những con sư tử nhỏ, coi như đôi bên không có quan hệ cốt nhục.

Tại sao trong tiếng Nhật lại có nhiều chữ Hán đến như thế?

Nhật Bản là một nước láng giềng của Trung Quốc, trong thời cổ đại nước này đã có nhiều mối quan hệ trao đổi với Trung Quốc.

Sợi thuỷ tinh dùng để làm gì?

Thuỷ tinh vốn có tính rất giòn. Thế nhưng khi đem thuỷ tinh gia nhiệt rồi kéo thành sợi mảnh như sợi tóc, thành sợi thuỷ tinh, thì sợi thủy tinh hầu...

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng...