Tại sao bác sỹ có thể chẩn đoán được bệnh qua tai nghe?

Khi đi khám bệnh, bác sĩ thường dùng tai nghe áp vào ngực và lưng bạn để nghe. Bác sĩ nghe gì vậy?

Khi quan sát bạn sẽ thấy phần tai nghe áp vào người bạn có dạng hộp tròn phủ một lớp màng mỏng kim loại ở bên ngoài, phần này nối liền với ống cao su, phần tiếp giáp với tai bác sĩ là hai gọng kim loại. Tại sao tai nghe lại được chế tạo bằng dạng chất liệu như vậy?

Thì ra, khi mắc bệnh, các bộ phận của cơ thể sẽ có những thay đổi, chẳng hạn trong phổi có tạp âm, hoặc tim đập không đều có khi trong phần khoang ngực, khoang bụng còn tích nước. Khi khám bằng tai nghe, bác sĩ có thể nghe thấy những biểu hiện thay đổi này trong cơ thể.

Thời kỳ ban đầu, các bác sĩ áp tai lên người bệnh nhân để thực hiện nghe khám. Tuy nhiên, làm như vậy vừa không vệ sinh, hiệu quả lại không cao. Sau này, người ta phát minh ra tai nghe giúp giải quyết vấn đề này.

Có một câu chuyện kề về nguồn gốc xuất xứ của chiếc tai nghe. Một bác sĩ ngẫu nhiên nhìn thấy trong công viên có hai đứa trẻ đặt một khúc gỗ rỗng ruột lên chiếc ghế dài và áp tai vào đó để nghe. Bác sĩ bắt chước theo và điều kỳ lạ là âm thanh truyền trong ống trở nên rất rõ ràng. Vị bác sĩ đã dùng một chiếc ống nhỏ bằng gỗ để làm tai nghe khi khám bệnh. Sau này, người ta cải tiến tai nghe bằng chất liệu kim loại.

Tại sao tai nghe của bác sĩ lại được làm bằng kim loại? Chúng ta đã biết rằng âm thanh truyền trong chất rắn hiệu quả hơn truyền trong không khí. Dùng tai nghe bằng kim loại giúp bác sĩ nghe những âm thanh của các bộ phận bên trong cơ thể phát ra rõ hơn, từ đó chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn.

Cũng theo nguyên lý này, người thợ lành nghề trong nhà máy đặt chiếc tuốc-nơ-vít lên chiếc máy đang chạy rồi áp tai lên tuốc-nơ-vít đê nghe, nhờ vào tiếng động do máy móc phát ra họ có thể phán đoán được máy móc có bình thường hay không.

Xem thêm