Vì sao nói chúng ta đang sống trong môi trường đầy phóng xạ?

Phóng xạ không còn là điều bí mật, cũng không đáng sợ. Nó là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại khắp nơi và bất cứ lúc nào xung quanh ta. Loài người đang tồn tại và phát triển trong thế giới đầy phóng xạ này.

Tia phóng xạ mà ta thường nói đến là những tia α, β, γ và tia X do các chất phóng xạ gây ra. Trong số 108 nguyên tố cấu tạo nên thế giới vật chất đã được loài người biết đến thì có 92 nguyên tố tồn tại trong tự nhiên, trong đó trên 1/3 là các nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Bản thân chúng đã có thể phóng xạ tạo ra các nguyên tố đồng vị, hoặc là bao gồm những nguyên tố đồng vị phóng xạ với một tỉ lệ nhất định. Ví dụ urani, rađi, hiđro-3, cacbon-14 và kali-40, v.v.. Những nguyên tố này là một bộ phận cấu thành của nhiều loại vật chất hoặc bao gồm trong nhiều loại vật chất. Chúng phân bố khắp nơi trên thế giới dưới dạng thể rắn, thể lỏng và thể khí. Cho nên trên thế giới khắp nơi đều có phóng xạ.

Khí rađon được phóng xạ ra từ nước hoặc đất, khi đốt than, đốt khí ga, v.v.. sẽ phóng thích ra các chất phóng xạ, khiến cho mỗi người hàng năm hấp thụ một lượng phóng xạ trong không khí khoảng 100 mrad1(1/1.000 rad gọi là mrad).

Các loại thực phẩm đều chứa những chất có tính phóng xạ. Mỗi người hàng năm hấp thụ một lượng phóng xạ khoảng 20 mrad từ trong thực phẩm.

Trái Đất và các loại vật liệu kiến trúc cũng chứa các chất có tính phóng xạ. Mỗi người hàng năm hấp thụ một lượng phóng xạ khoảng 50 mrad từ trong các vật liệu đó. Các chất khí có tính phóng xạ trong phòng (chủ yếu là khí rađon) nói chung cao hơn ở bên ngoài. Nhà thường mở cửa sổ khiến cho không khí trong ngoài lưu thông là một biện pháp tốt để giảm thấp nồng độ khí phóng xạ trong phòng.

Ngoài ra, khi hút thuốc, hoặc đeo đồng hồ dạ quang, khi chiếu tia X con người cũng bị các chất phóng xạ làm hại. Trong lá thuốc lá có chứa các nguyên tố đồng vị phóng xạ như Poloni-210, Rađi, v.v.. Một người nếu hàng ngày hút 20 điếu thuốc thì một năm phổi bị phóng xạ từ 50 – 100 mrad. Một lần chiếu X quang dạ dày, cơ thể sẽ hấp thu một lượng phóng xạ khoảng 200 – 1.500 mrad.

Các nghiên cứu về y tế học phóng xạ chứng tỏ: một lần toàn thân tiếp thu 25 mrad mới có thể quan sát được sự biến đổi về máu đối với cơ thể; một lần toàn thân tiếp thu 100 mrad thì có 2% số người vì thế mà bị nhiễm phóng xạ; nếu lượng chiếu xạ đạt đến 600 mrad trở lên mà không được cấp cứu có thể sẽ tử vong, nhưng một người bình thường hàng năm lượng hấp xạ bình quân khoảng 200 mrad từ các tia xạ trong vũ trụ, thức ăn, không khí, nhà ở, v.v.. cho nên chưa ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Từ khoá: Tính phóng xạ; Bức xạ.

Tại sao nói kiến quân ăn thịt là một trong những động vật đáng sợ nhất?

Con kiến bé nhỏ trong vương quốc động vật là kẻ yếu, nhưng kiến quân ăn thịt trong họ nhà kiến thì lại đáng sợ hơn mãnh thú như sư tử, hổ... Tại sao chúng lại có uy lực lớn như vậy?

Câu chuyện về số vô cùng bé và số 0 như thế nào?

Thế nào là số vô cùng bé? Ta xét một ví dụ hàm số f(x) = 1/x. Khi x lấy giá trị càng ngày càng lớn thì hàm f(x) sẽ ngày càng bé và tiến dần đến 0.

Con người làm sao biết được đáy biển?

Trước đây đại dương luôn được con người gọi là thế giới thần bí. Từ cổ xưa con người đã sáng tác nhiều chuyện thần thoại đẹp làm xúc động lòng người...

Vì sao lông mày không dài như tóc?

Mỗi người đều có lông mày. Giống như tóc, lông mày đều mọc lên từ da.

Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn nhà nho là chuyện như thế nào?

Năm 213 trước Công nguyên, Tẩn Thuỷ Hoàng ban yếu trong cung điện của thành Hàm Dương cho các quận thẩn. Sau ba tuẩn rượu, viên quan phó xạ Chu Thanh...

Các tiểu hành tinh được phát hiện như thế nào?

Khi nghiên cứu quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, các nhà khoa học đã phát hiện một sự kiện rất thú vị. Họ phát hiện các hành tinh không...

Vì sao gió ở trên cao thổi mạnh hơn ở dưới thấp?

Chúng ta thường đứng trên lẩu cao hoặc trên tháp cao sẽ cảm thấy gió mạnh hơn trên mặt đất, có thể thấy rằng tốc độ gió mạnh theo độ cao. Lấy thành...

Trên Hoả Tinh có sông đào không?

Năm 1877 kỹ thuật quan trắc thiên văn đã có nhiều tiến bộ. Đó cũng là năm Hoả Tinh gần Trái Đất nhất, gọi là năm "đại xung".

Vì sao "đồng hồ cacbon" lại có thể đo được tuổi của các đồ vật cổ?

Nếu có ai hỏi bạn bao nhiêu tuổi, nhất định bạn trả lời một cách chính xác ngay, không do dự. Nhưng nếu như đối mặt với một mảnh gỗ từ di chỉ cổ xưa...