Tại sao cà rốt chứa nhiều chất dinh dưỡng?

Cà rốt là một loại rau xanh có lịch sử trồng trọt lâu đời, đã được trồng hơn 2.000 năm ở Châu Âu, người Hi Lạp, người La Mã cổ xưa đều rất thân thuộc với chúng. Ở Thụy Sĩ từng phát hiện hóa thạch cà rốt. Vào thế kỉ XIII, cà rốt chuyển từ Châu Âu sang Trung Quốc, thêm vào đó nó có rễ thô, dài giống như củ cải nên người Trung Quốc gọi nó là củ cải tây.

Cà rốt chủ yếu chứa nhiều chất carotin và lượng lớn đường, tinh bột, một số chất dinh dưỡng vitamin B, vitamin C. Đặc biệt là chất carotin sau khi tiêu hóa thủy phân biến thành vitamin A gấp bội, có thể cung cấp cho cơ thể, dinh dưỡng cho giác mạc, tạo chất xương, phân giải mỡ...

Có phải hầu hết cà rốt chứa nhiều chất carotin không? Rễ của cà rốt có mấy loại màu sắc như đỏ, vàng, trắng... trong đó màu vàng và đỏ nhiều nhất. Qua phân tích, màu sắc của rễ cà rốt càng đỏ đậm thì chất carotin càng nhiều. Trong 100 g cà rốt đỏ, hàm lượng chất carotin đạt 16,8 miligam, trong mỗi 100 g cà rốt vàng chỉ chứa 10,5 miligam; còn trong cà rốt trắng thì thiếu chất carotin. Cùng một loại cà rốt, sinh trưởng ở điều kiện nhiệt độ 15 – 21oC, màu sắc của rễ khá đậm, hàm lượng carotin cao; còn trong nhiệt độ thấp hơn 15oC hoặc cao hơn 21oC thì màu sắc sẽ nhạt, hàm lượng carotin cũng thấp. Đất khô hạn hoặc độ ẩm quá lớn, lượng phân đạm nhiều, đều sẽ làm cho màu sắc củ cà rốt thay đổi và hàm lượng chất carotin nhạt đi.

Rất nhiều loại dầu và rau sau khi nấu chín, chất protein và vitamin C có chứa trong chúng sẽ đông kết lại hoặc bị phá đi, chất dinh dưỡng cũng cấp cho cơ thể con người không nhiều. Chất carotin thì không thế, chúng không dễ tan trong nước ảnh hưởng đối với độ nóng rất nhỏ, sau khi qua xào, nấu, hầm, chất carotin chỉ có lượng nhỏ bị phá hỏng. Cho nên cà rốt sống, nấu chín đều thích hợp, đặc biệt sau khi nấu chín, giá trị dinh dưỡng so với các loại rau khác cao hơn nhiều.

Xem thêm