Tại sao có một số loài cá phải hồi du?
Hồi du là loại di chuyển tập thể định kì, định hướng được hình thành theo mùa hàng năm của loài cá. Tại sao những con cá này không sống cố định ở trong nước mà phải trải qua nhiều gian khổ, không tiếc bơi lộ trình xa xôi hàng trăm nghìn dặm để tiến hành hồi du vậy?
Thực ra, việc hồi du của loài cá là có nguyên nhân, những loài cá khác nhau thì có nguyên nhân khác nhau. Do vậy, người ta phân hồi du thành 3 loại là hồi du sinh sản, hồi du vượt đông và hồi du kiếm mồi.
Hồi du sinh sản là do nhu cầu sinh lí của loài cá, được quyết định bởi nhân tố di truyền. Khi chúng đến thời kì sinh đẻ, chắc chắn phải vào trong môi trường nhất định đẻ trứng. Ví dụ như cá hồi, cá mòi thịt rất tươi ngon, nơi sinh ra là ở trong các sông ngòi vùng Đông Bắc Châu á, sau khi lớn lên một chút thì sẽ bơi ra biển, trưởng thành ở trong biển lớn, nhưng đến tháng 8, tháng 9 hằng năm, những con cá đã sống mấy năm trong biển lại kết thành đàn hồi du về "cố hương" của mình để đẻ trứng. Trong cả đời của chúng phải trải qua lặp đi lặp lại lộ trình xa xôi mấy nghìn mét nhiều lần. Đáng buồn là những con cá đẻ trứng xong chẳng bao lâu thì chết, và đời sau của chúng lại lặp lại theo tuyến đường hồi du của tổ tiên.
Hồi du vượt đông chủ yếu chịu sự ảnh hưởng của khí hậu mùa. Sau khi mùa đông lạnh giá đến, một số loài cá tương đối nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ nước, liền bơi từ biển nông ra biển sâu, đến vùng nước tương đối ấm áp để sống qua mùa đông giá rét, đợi sau khi mùa xuân năm thứ hai đến lại trở về biển nông.
Hồi du kiếm mồi chủ yếu là để tiến hành kiếm thức ăn, không ít loài cá vào thời kì nhất định sẽ cùng bơi về vùng biển có thức ăn phong phú để kiếm ăn. Ví dụ loài cá thường được dùng làm thức ăn chủ yếu ở Trung Quốc là cá hố trước và sau mỗi kì lập đông liền cùng nhau bơi về gần bờ, cuối cùng "tụ tập" ở gần quần đảo Châu Sơn, như vậy đã hình thành trận lũ cá mùa đông ở Đông Hải mỗi năm một lần.