Tại sao đội đồ vật trên đầu nhẹ hơn xách và cõng?

Phụ nữ Triều Tiên thường dùng đầu để đội các đồ vật nặng. Người dân ở một số nước châu Phi cũng thích đội đồ vật trên đỉnh đầu. Phải chăng họ làm như vậy để chuyển đồ dễ dàng hơn và tiết kiệm sức lực hơn so với gánh hoặc gùi. Khi di chuyển đồ vật chúng ta phải tiêu hao một lượng năng lượng nhất định. Năng lượng tiêu hao càng nhiều, cơ thể càng chóng mệt. Căn cứ vào các nguyên tắc vật lý, khi di chuyển đồ vật trên một mặt phẳng thì không cần phải tốn nhiều sức lực cho vật thể đó. Vậy tại sao khi chúng ta mang đồ vật trên mặt đất phẳng vẫn phải khắc phục trọng lực? Đó là do trọng tâm của cơ thể cũng phải di chuyển lên hoặc xuống theo nhịp bước. Nếu dùng tay xách vật nặng, trọng tâm của vật sẽ lên xuống theo độ cao của cơ thể di chuyển theo chiều lên xuống. Khi trọng tâm lên cao cần phải sinh ra công để khắc phục trọng lực. Khi trọng tâm xuống thấp, phần năng lượng này lại bị chuyển hoá thành nhiệt năng do sự va chạm giữa chân và mặt đất. Do vậy, khi xách vật nặng đi trên đường, nhất thiết chúng ta phải tiêu hao một phần năng lượng để khắc phục trọng lực của người và vật. Nếu đặt vật nặng lên đầu, cột sống của người có tính đàn hồi, vật nặng như được đặt trên một chiếc lò xo. Khi chúng ta bước đi, độ lên xuống của vật nặng tương đối khó, công sinh ra để khắc phục trọng lực sẽ ít hơn. Năng lượng mà con người tiêu hao càng giảm đi tương ứng do vậy người ta sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Đội vật nặng lên đầu chúng ta có thể tiết kiệm được lực, nhưng cũng cần phải tích luỹ kinh nghiệm trong một thời gian dài. Vậ chúng ta có thể dùng khoa học vật lý để kiểm chứng được không?

Chúng ta có thể dùng khí cácboníc để chứng minh rằng, lượng khí cácboníc càng nhiều thì năng lượng tiêu hao càng lớn. Thông qua thực tế kiểm tra có thể thấy rằng, dùng các phương pháp khác nhau như đội, xách, vác... để di chuyến những vật nặng có trọng lượng như nhau, thì phương pháp đội đầu phù hợp với nguyên lý khoa học hơn cả.

Xem thêm