Tại sao tường lửa không phải là tường vạn năng?

Tường lửa cũng như các biện pháp tiêm phòng được áp dụng trong thực tế cuộc sống, nó chỉ có thể giảm thiểu tai hại ở mức tối đa mà không thể xóa bỏ hết. Gần đây, chương trình tấn công của hacker trên mạng Internet xuất hiện rất nhiều. Những chương trình tấn công của hacker này được truyền tải bởi những văn kiện bình thường, lan truyền virut, phá huỷ các biện pháp phòng vệ mà hệ thống tường lửa áp dụng nhằm chống chương trình công kích của hacker, khôn khéo luồn vào ẩn nấp trong nội bộ hệ thống, mở cửa sau rồi tiến hành nội ứng cho bọn hacker từ bên ngoài. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là vì kĩ thuật tường lửa có những hạn chế nhất định.

Những hạn chế về mặt kĩ thuật của tường lửa hiện nay chủ yếu là:

(1) Do chỗ dựa cơ bản để tường lửa tiến hành gạn lọc dòng thông tin là địa chỉ nguồn của máy chủ mạng và địa chỉ mục đích, mà địa chỉ máy chủ này lại tương đối dễ ngụy tạo, và nếu cùng một địa chỉ lại có nhiều thuê bao thì tường lửa cũng khó lòng mà phân biệt nổi.

(2) Do tường lửa chỉ xem xét đến địa chỉ mà không phân biệt tư cách hai chiều, vậy nên đã tạo cơ hội cho thiết bị dịch vụ ngụy tạo.

(3) Sự khống chế đối với lưu lượng qua tường lửa là sơ lược, không thể quản lý được tiến trình truyền tải của dòng thông tin.

(4) Cấu trúc vật lí của tường lửa là phòng ngoài mà không phòng trong, nó không thể phòng chống đòn công kích từ nội bộ, thiếu hẳn năng lực thẩm kế đối với thao tác và phỏng vấn của thuê bao đã vào mạng.

Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho mạng tốt hơn thì ngoài việc không ngừng cải tiến kĩ thuật tường lửa ra còn phải sử dụng các loại kĩ thuật bảo mật, kĩ thuật giám định tư cách, chú trọng nhân chứng và sự ủy quyền, và tăng cường quản lý thì mới tạo nên môi trường an toàn tốt cho hệ thống mạng, đảm bảo tài nguyên tin của hệ thống mình không bị trộm cướp và phá hoại.

Liệu có thể có các ván cờ giống nhau hoàn toàn từ đầu đến cuối?

Chúng ta thường thích đánh cờ. Thế trong hàng ngàn, hàng vạn cuộc cờ liệu có thể có hai cuộc cờ giống nhau từ đầu đến cuối? Chúng ta thử làm một bước...

Làm thế nào để phát hiện được vết tay vô hình?

Vân tay chính là hình của da đầu ngón tay của mỗi người, do mồ hôi tiết qua kẽ da để lại. Với mỗi người có vết vân tay riêng, không ai giống ai, cho...

Tại sao khi đi xe đạp, xe không bị đổ?

Trong đời sống, chúng ta đều có kinh nghiệm như thế này: Một vật thể cần phải có ba điểm tựa mới có thể bình ổn chẳng hạn như máy chụp ảnh có giá ba...

Tại sao nói rác thải thông tin là mối nguy hại lớn chung cho xã hội?

Thông tin là một loại tài nguyên quan trọng trong xã hội. Cũng như các tài nguyên khác, trong tài nguyên thông tin cũng có những loại rác thải đủ...

Cầu dây văng về kết cấu có gì đặc biệt?

Cầu dây văng là một loại cầu kiểu mới được phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai, còn gọi là cầu căng xiên. Cầu kéo xiên do các bộ phận như cột...

Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn.

Cách nào phân biệt rắn độc?

Phân biệt căn bản nhất giữa hai nhóm rắn độc và không độc là ở chỗ răng độc hay không. Răng độc khi cắn sẽ để lại vết trên da loài bị cắn.

Vì sao cây xấu hổ cụp lá khi có vật đụng vào?

Cây xấu hổ còn được gọi là cây trinh nữ. Khi bị đụng nhẹ, nó lập tức thể hiện ngay sự "e lệ" của mình bằng cách khép những cánh lá lại.

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.