Tại sao đánh rắn phải đánh "bảy tấc"?

Đánh rắn phải đánh cho chết nếu không sẽ bị hại. Tục ngữ Trung Quốc có câu: "đánh rắn đánh bảy tấc", tuy nhiên cũng có người nói: "đánh rắn đánh ba tấc". Cho dù cách nói khác nhau, nhưng ở đây lại có một điểm chung là đánh rắn phải đánh đúng chỗ cho chết mới thôi.

Khi xương sống của động vật bị thương nặng, tuỷ sống mà được xương sống bảo vệ cũng sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, trung khu thần kinh và con đường dẫn đến các bộ phận khác của cơ thể bị gián đoạn. Vết thương càng gần đầu thì ảnh hưởng cũng càng lớn. Nếu bạn đánh vào đuôi của nó thì không gây ảnh hưởng gì đến tính mạng của nó.

Có thể có người sẽ hỏi: "vậy thì cứ dứt khoát đánh vào cột sống là được chứ gì! Tại sao lại phải nói "3 tấc", "7 tấc" nhỉ?" Hoá ra "3 tấc" là vị trí cột sống ở chỗ "3 tấc" đánh bị thương hoặc gẫy thì rắn không thể ngóc được đầu dậy cắn bạn nữa; còn "7 tấc" lại là vị trí của tim rắn, một khi bị trọng thương thì tự nhiên sẽ chết.

Đương nhiên, không phải con rắn nào cũng đánh "3 tấc", "7 tấc", mà còn phải tuỳ thuộc vào sự khác biệt giữa chủng loài và kích cỡ.

Nhìn thấy rắn thì đánh dường như đã là thói quen của con người. Trong các loài rắn thực sự có không ít rắn độc, gây chết người nổi tiếng có rắn 5 bước, rắn lao, rắn hổ mang, rắn cạp nia, v.v.. Nhưng cũng có một số loài rắn như hoả xích liên, rắn phượng hoàng, rắn hắc mày cẩm..., chúng không có hại, mà còn giúp người bắt chuột, giúp chúng ta trừ hại nữa kia! Cho dù là rắn độc, nó cũng tuân theo nguyên tắc "người không hại ta thì ta cũng không hại người", chúng sẽ không chủ động tấn công người đâu.

Tại sao hệ thống đường ống sẽ trở thành hình thức giao thông quan trọng trong tương lai?

Tàu thuyền chạy trên sông biển, xe cộ chạy trên đất liền, máy bay bay trên trời, là ba hình thức giao thông vận tải lớn mà chúng ta đều quen thuộc,...

Vì sao cỏ quyển bá quấn đã khô ngâm vào nước lại có thể tươi lại?

Bạn đã từng nghe nói về cỏ quyển bá quấn chưa? Loại cỏ này kì lạ lắm. Bình thường, bạn có thể để khô, cất vào một góc, lá quyển bá quấn sẽ cuộn lại,...

Tại sao cây thường xuân lại có thể leo lên tường cao?

Cây thường xuân có thể leo lên trên tường cao một cách ngay ngắn, xum xuê nên con người gọi nó là “thực vật làm xanh hóa”. Trong các khu vườn, ta thường thấy cây thường xuân leo được rất cao, lên các bức tường đá và thân cây

Cách so sánh để lựa chọn hình thức gửi tiền tiết kiệm có thưởng có lợi nhất cho người gửi?

Để hấp dẫn người gửi tiết kiệm, ngân hàng đặt ra các hình thức gửi tiền tiết kiệm có thưởng. Làm thế nào để xác định được hình thức gửi tiết kiệm có...

Tại sao phải biến thông tin thành tri thức?

Thông tin là gì thì chúng ta đã làm rõ ngay từ bài một rồi. Thông tin thường có được thông qua việc xử lý và phân tích.

Trên hoả tinh có sự sống không?

Hoả Tinh là một thiên thể về số mặt nào đó rất giống với Trái Đất. Trong hệ Mặt Trời nó cách Mặt Trời 1,5 đơn vị thiên văn, so với Trái Đất cách Mặt...

Tai sao tất ướt rất khó tháo ra?

Mỗi người đều biết rằng: Găng tay và tất chân bị ẩm rất khó tháo ra. Vì nguyên do gì vậy?

Có phải mọi người máy đều được làm từ sắt thép không?

Nói tới người máy, bạn chắc là sẽ liên tưởng tới máy móc trong nhà máy. Chúng phần lớn được tạo thành bởi những vật liệu sắt thép hoặc vật liệu kim...

Tại sao đá hoa lại có nhiều màu?

Bạn đã từng đến Bắc Kinh chưa? Khi bạn đi dạo quanh Đại lễ đường nhân dân trên quảng trường Thiên An Môn, đập vào mắt trước tiên là một dãy cột màu...