Vì sao ta không nhìn thấy một số chòm sao trên bầu trời Nam?

Ngôi sao "1987 A" nổi tiếng là sao siêu mới sáng nhất trong mấy trăm năm gần đây, dùng mắt thường cũng có thể nhìn thấy. Nhưng đáng tiếc là đại bộ phận người ở bán cầu Bắc chúng ta căn bản không nhìn thấy nó. Chỉ có những người sống ở bán cầu Nam mới nhìn thấy được. Bởi vì ngôi sao siêu mới này ở trong đám tinh vân bầu trời Nam. Ngược lại những người ở bán cầu Bắc quanh năm đều có thể thấy ngôi sao Bắc đẩu tráng lệ, còn người bán cầu Nam không thấy được dung nhan của nó. Vì sao ở những khu vực vĩ độ khác nhau, bầu trời sao cũng khác nhau?

Trái Đất không ngừng tự quay quanh trục của nó. Phía bắc của trục này là bầu trời cực Bắc. Trên cực Bắc của Trái Đất, cực bầu trời Bắc nằm trên đỉnh đầu, sao Bắc đẩu cũng nằm gần đỉnh đầu. Tất cả các hằng tinh trên bầu trời vừa không bay lên mà cũng không rơi xuống, luôn luôn bảo đảm độ cao không đổi và quay ngược chiều kim đồng hồ. Tức là nói ở đó có thể nhìn thấy sao trên bầu trời bắc, còn sao trên bầu trời nam không thấy được một ngôi nào. Những ngôi sao trên cực Nam Trái Đất cũng chuyển động giống như các sao trên cực Bắc, chẳng qua ở đó những ngôi sao thấy được đều là sao trên bầu trời cực Nam.

Ở gần đường xích đạo của Trái Đất những ngôi sao thấy được khác với ở hai cực Nam, Bắc. Ở đó sao Bắc đẩu luôn hiện rất rõ và quay ở gần đường chân trời cực Bắc. Tất cả những ngôi sao trên bầu trời vùng này thấy được đều mọc lên từ chân trời phía đông, đến đỉnh cao sau đó lại lặn xuống chân trời phía tây. Ở đây có thể nhìn thấy các sao trên bầu trời Bắc và các sao trên bầu trời Nam.

Vùng giữa hai cực Trái Đất và đường xích đạo tình hình các sao khác với khu vực ở hai cực và đường xích đạo. Lấy Bắc kinh làm ví dụ. Vĩ độ địa lý của Bắc kinh là 40 vĩ độ bắc, trên bầu trời Bắc Kinh những ngôi sao ở cực bầu trời Bắc thường có độ cao khoảng 40o. Nói cách khác, những ngôi sao trong phạm vi 40o của cực bầu trời Bắc thì cho dù quay về phương nào cũng sẽ không lặn xuống chân trời. Điều đó đối với vòng hằng tinh hiện ra trên bầu trời Bắc Kinh mà nói, bán kính của nó tương đương với vĩ độ Bắc Kinh. Nếu đã có vòng hằng tinh hiện ra thì cũng sẽ có vòng hằng tinh ẩn đi, bán kính của nó cũng là 40o. Tức là nói tất cả các hằng tinh trong phạm vi 40o xung quanh cực bầu trời Nam vĩnh viễn sẽ không mọc lên ở đường chân trời của Bắc Kinh, cho nên những sao này ở Bắc kinh vĩnh viễn không bao giờ nhìn thấy.

Tất cả các vùng của Bắc bán cầu tình hình cơ bản cũng như thế, chỉ là tuỳ theo vĩ độ khác nhau mà vòng hằng tinh hiện lên và vòng hằng tinh ẩn đi lớn, nhỏ có khác nhau. Tóm lại luôn có một bộ phận hằng tinh nhiều hay ít không nhìn thấy được.

Cho nên đối với những người sống ở Bắc bán cầu mà nói, luôn không nhìn thấy được một bộ phận các chòm sao ở Nam bán cầu. Còn người dân ở Nam bán cầu cũng không thể nhìn thấy một số chòm sao ở Bắc bán cầu.

Vì sao bóng bay bơm khí heli chóng xẹp?

Hai quả bóng bay giống hệt nhau, một bơm bằng không khí thường, một bơm bằng khí heli. Được một lúc, bóng bơm khí heli đã teo lại, dúm dó dẩn, trong...

Tại sao lại dùng i là đơn vị ảo?

Ta biết rằng trong phạm vi các số thực thì căn bậc hai của một số âm không có nghĩa, bởi vì số +2 nâng lên bình phương là +4 và số -2 nâng lên bình...

Vì sao đề xướng dùng phương pháp sinh vật để trừ sâu bệnh trong nông nghiệp?

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có tác dụng quan trọng trong nông nghiệp, nhưng đồng thời loài người cũng vì thế mà phải trả giá rất đắt.

Vì sao biến tinh Zaofu được gọi là "thước đo trời"?

Năm 1784 Kutelik, nhà thiên văn nghiệp dư câm điếc người Anh lần đầu tiên phát hiện độ sáng của sao "Tiên Vương δ" liên tục biển đổi. Quan sát sâu...

Vì sao mùa hè mặc quần áo trắng bạn sẽ cảm thấy mát mẻ?

Khi mùa hè đến, mọi người đều biết rằng mặc quần áo màu trắng hoặc quần áo sáng màu sẽ cảm thấy mát hơn. Nhưng, nếu mặc quần áo đen mà đứng dưới bóng mát hoặc ở trong phòng, bạn sẽ thấy mát mẻ hơn bạn có biết vì sao không?

Tại sao sau khi ăn lại buồn ngủ?

Khi ăn no, dạ dày co bóp, máu sẽ dồn xuống thúc đẩy quá trình tiêu hóa nên lượng máu lên não giảm gây buồn ngủ, mệt mỏi.

Tại sao sấm chớp có thể làm hỏng điện thoại?

Sấm chớp là hiện tượng tự nhiên thường gặp. Theo thống kê hằng năm Trái Đất có hơn 1,3 tỉ lần sấm chớp, bình quân mỗi giây là 100 lần.

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

Sông Hoàng Hà bùn cát nhiều như thế, có thể biến thành xanh trong được không?

Hoàng Hà được coi là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc buổi bình minh. Nó đã từng nuôi dưỡng tổ tiên người Trung Quốc, nhưng về sau cũng đem lại...