Tại sao khi bay qua những đám mây tích điện, máy bay không bị sét đánh trúng?

Trong những ngày mưa to gió lớn, máy bay gặp phải những đám mây tích điện là vô cùng nguy hiểm. Nhưng, sự nguy hiểm này không như chúng ta tưởng, có thể gây ra thương vong cho những người ngồi trên máy bay. Việc phóng điện vào máy bay là chuyện thường xảy ra, nhưng ngoài việc để lại những lỗ nhỏ trên máy bay, chúng không hề làm tổn thương phi công và hành khách ngồi bên trong. Sét có thể gây nguy hiểm cho máy bay, chúng có thể làm dừng động cơ hoặc gây cháy nguyên liệu. Vậy tại sao khi bay qua những đám mây tích điện, máy bay không bị điện đánh thủng và các thành viên trên đó không bị thương?

Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem một thí nghiệm. Đặt một chiếc thùng kim loại lên một chiếc giá cách điện, phía bên trong để một con chuột nhỏ. Sau đó nối cực âm của máy phát điện vào một đầu của thùng, còn cực kia được nối vào một quả cầu kim loại có cán cách điện. Cho máy phát điện chạy giữa quả cầu kim loại và thùng tạo thành một điện áp cao. Khi quả cầu dần áp sát vào thành thùng, giữa chúng sẽ tạo nên những tia lửa điện nhỏ. Quả cầu di chuyển tới đến đâu sẽ phát ra tia lửa điện đến đó, nhưng con chuột nhỏ ở bên trong không hề hấn gì. Đó là bởi vì, khi sự phân bố điện tích của đồ đựng kim loại đạt mức cân bằng, điện tích thường tập trung ở bề ngoài của vật đựng. Điện trường trong không gian được bao bọc bởi kim loại thường là điện âm. Vì thế, những điện tích ở phía ngoài không gây ảnh hưởng đối với những vật thể phía bên trong. Hiện tượng này được gọi là màn chắn tĩnh điện.

Vỏ của máy bay là một màn chắn tĩnh điện tốt nhất, vì vậy những dòng điện áp cao tần do sét sinh ra không thể xuyên qua được bức màn chắn tĩnh điện này được. Chúng chỉ có thể dừng lại ở phía bên ngoài của kim loại, do đó hành khách đi máy bay đều rất yên tâm, không phải lo bị sét đánh.

Xem thêm