Tại sao khi thực hiện động tác quay vòng trong trượt băng nghệ thuật, vận động viên phải co người lại?

Trong các môn thể thao như thể dục dụng cụ, nhảy cầượt băng nghệ thuật và biểu diễn ba lê, khi vận động viên, diễn viên thực hiện động tác quay vòng, chúng ta đều thấy trước khi thực hiện các động tác phức tạp đẹp mắt này họ đều phải thu nhỏ người hết cỡ.

Tại sao lại phải làm như vậy? Không thu nhỏ thân người thì có thể thực hiện được các động tác quay người đó không?

Hoá ra, các vận động viên và diễn viên đã áp dụng một cách tuyệt diệu nguyên lý cân bằng trong chuyển động quay. Theo các nguyên tắc vật lý, nếu một hệ thống chuyển động quay không phải chịu một mô men ngoại lực nào hoặc tổn thất mô men bằng không thì chuyển động sẽ không thay đổi. Cũng có thể nói rằng, tích vận tốc quay của vật thể và quán tính của chuyển động quay là một hằng số không đổi. Căn cứ vào nguyên lý này, để đảm bảo vận tốc quay nhanh cần phải giảm quán tính quay đến mức thấp nhất; để giảm vận tốc quay lại cần tăng quán tính quay. Do vậy, vận động viên và diễn viên múa ba lê khi cần tăng tốc độ quay cần phải thực hiện các bước sau để có thể lợi dụng định luật bảo toàn động lượng của các vật quay.

Bước thứ nhất, giảm thiểu tiếp xúc với mặt đất nhằm giảm thiểu lực cản chuyển động quay. Vận động viên nhảy lên cao rời khỏi mặt đất, cầu nhảy, sàn múa vì lực cản của không khí nhỏ, có thể coi như ngoại lực tác động vào diễn viên khi quay là bằng không.

Bước thứ hai, thu gọn cơ thể, khép chặt tay và chân nhằm giảm thiểu khoảng cách giữa trục quay với các bộ phận của cơ thể, làm giảm quán tính, gia tăng tốc độ quay. Như vậy, có thể thực hiện các động tác quay một cách thuận lợi.

Sau khi hoàn thành động tác, để có thể tiếp đất, tiếp nước một cách thuận lợi, vận động viên cần phải giảm tốc độ quay chậm lại. Lúc đó, vận động viên lại thực hiện các động tác ngược với ban đầu. Họ dang rộng tay, chân nhằm gia tăng quán tính quay đế giảm tốc độ quay, tránh trường hợp tốc độ quay cao ảnh hưởng đến thành công của động tác.

Xem thêm