Vì sao các con số ghi độ rượu trên các chai bia không đại biểu cho hàm lượng cồn tinh khiết của chai?
Trên thị trường thường có bày bán nhiều loại bia đóng chai. Trên chai có nhãn ghi 12o, có nhãn ghi 14o… Có người cho rằng các chữ số ghi trên nhãn là biểu thị hàm lượng rượu tinh khiết của bia. Thực ra không phải như vậy. Trên các nhãn chai rượu, ví dụ rượu mạnh (60o), rượu trắng 32o… khác nhau. Nói chung độ rượu biểu thị hàm lượng rượu tinh. Nhưng số ghi trên các nhãn chai bia không biểu thị lượng rượu tinh mà biểu thị độ đường trong rượu.
Như vậy độ đường ghi trên nhãn chai bia có ý nghĩa gì?
Nguyên do là nguyên liệu chủ yếu để nấu, ủ bia là đại mạch. Qua quá trình lên men, tinh bột đại mạch chuyển hoá thành đường mạch nha (và các loại đường khác). Bấy giờ đại mạch biến thành dịch men, dịch men sau khi lên men biến thành bia. Đương nhiên trong quá trình ủ bia người ta còn cho thêm hoa bia (houblon).
Đường mạch nha là anh em với đường mía mà chúng ta ăn thường ngày, chỉ có khác là đường mạch nha không ngọt bằng đường mía dù chúng có thành phần các nguyên tố và tổ chức giống nhau. Khi đại mạch lên men sẽ cho lượng lớn đường mạch nha, chỉ có một phần đường mạch nha chuyển hoá thành rượu tinh (khác với bia, trong các loại rượu khác, đường chuyển hoá hoàn toàn thành rượu tinh), phần mạch nha còn lại vẫn tồn tại trong bia. Vì vậy hàm lượng rượu tinh trong bia khá thấp, nên rượu tinh không phải là thành phần chủ yếu của bia. Độ dinh dưỡng của bia cao thấp có liên quan đến hàm lượng đường. Vì vậy theo tập quán người ta dùng độ đường để biểu thị phẩm chất của bia là cao hay thấp.
Trong quá trình ủ bia, người ta đo hàm lượng đường lên men (các loại đường được biểu diễn chung thành hàm lượng mạch nha). Nếu trong 100 ml dịch lên men có 12 g đường, người ta biểu diễn độ đường lên men là bia có 12o. Còn như bia có độ bia là 14o có nghĩa là trong 100 ml dịch lên men có 14 g đường. Vì vậy bia có độ 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.
Thế thì trong bia 12 - 14o, có bao nhiêu lượng rượu tinh? Theo kết quả đo đạc, hàm lượng rượu trong bia chỉ 4%, tương đương với 1/8 lượng cồn tinh trong rượu trắng 32o. Vì thế bia không phải là rượu mà chỉ là loại thức uống có cồn.