Vì sao cùng xuất phát từ một nhóm số liệu có thể vẽ các đồ thị khác nhau?
Trong thực tế nhiều khi người ta cần dùng đồ thị để biểu diễn diễn biến sự việc theo một số số liệu bằng cách nào đó. Đó là phương pháp dùng đồ thị để biểu đạt một số mặt thực nào đó của sự việc.
Vì vậy với cùng một nhóm số liệu, tuỳ thuộc yêu cầu thực tiễn mà người ta có thể biểu đạt một mặt thực nào đó của sự việc; nói cách khác từ cùng một nhóm số liệu tuỳ theo yêu cầu, ta có thể vẽ các đồ thị khác nhau. Ta thử xét một ví dụ sau đây:
Một nhà máy nọ do 5 chủ đầu tư và nhà máy có 100 công nhân. Thu thập của các nhà đầu tư và công nhân được trình bày trong bảng sau đây:
Các ông chủ dùng bảng số liệu này để vẽ các đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc về việc tăng thu nhập của chủ đầu tư và tiền lương công nhân trong ba năm. Theo đồ thị này thì hình như lợi nhuận của chủ đầu tư tăng song song với tiền lương của công nhân, là trong cảnh “có phước cùng hưởng có nạn cùng chịu” và công nhân cần chấp nhận thoải mái tình trạng hiện có. Vì vậy rõ ràng đồ thị loại trên là hợp ý với các ông chủ (hình 1).
Tổ chức công đoàn cũng dựa vào bảng số liệu này vẽ nên đồ thị biểu diễn sự tăng trưởng của lợi nhuận các nhà đầu tư và tình hình tăng tiền lương của công nhân trong các năm đó.
Như trên hình 2 (lấy năm 1990 là 100%). Theo đồ thị này tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của nhà đầu tư lớn hơn tốc độ tăng tiền lương của công nhân. Công đoàn đã nhằm lợi ích của công nhân để vẽ nên đồ thị này cho dù cùng xuất phát từ một nhóm số liệu. Hình 2 là hình biểu đạt lợi ích của công nhân so với nhà đầu tư.
Một công nhân nào đó cũng dựa vào bảng số liệu này vẽ đồ thị so sánh mức tăng trưởng thu nhập của nhà đầu tư và của công nhân trong các năm tương ứng như trên hình 3.
Hình 3 chứng tỏ lợi nhuận của từng ông chủ tăng lớn hơn nhiều so với mức thu nhập cá nhân của từng công nhân hàng năm. Mức tăng thu nhập hằng năm của hai bên cách biệt hàng chục lần. Vì vậy công nhân phải vì lợi ích bản thân mình đấu tranh với chủ để đòi tăng lương. Đồ thị này phù hợp với công nhân và vì mục đích phục vụ lợi ích của giới làm công.
Ba đồ thị đều vẽ đúng, chỉ có phục vụ các mục đích khác nhau, và đều có lí. Đúng như người ta nói “Ông nói ông phải, bà nói bà hay”. Thế mới biết số liệu tuy như nhau nhưng việc vận dụng như thế nào là tuỳ yêu cầu thực tế.