Vì sao đô thị phải dùng khí đốt để thay thế khí than?
Năm 1999, UBND thành phố Thượng Hải đề ra phương án cải tạo nguồn khí đốt của thành phố, hoàn toàn lợi dụng nguồn khí đốt thiên nhiên rất dồi dào của giếng dầu Đại Lục ở biển Đông (Đông Hải) mới phát hiện chưa được khai thác, thông qua hệ thống đường ống khí than hiện có vận chuyển khí đốt để dần dần thay thế khí than cung cấp cho hàng triệu hộ. Một số vùng dân cư ở Phố Đông tiến hành thử nghiệm thay đổi và thành công. Hòn ngọc phương Đông, khách sạn Kim Mao, Đại tửu điếm, Đại lầu hải quan và một vài Trung tâm vận chuyển đường thủy đã thành công trong việc sử dụng khí đốt của vùng Phố Đông.
Như ta đã biết, việc cung cấp chất đốt cho đô thị được khí than hóa là một bộ phận cấu thành quan trọng trong kế hoạch hiện đại hóa đô thị của Trung Quốc. So với chất đốt thể rắn và nhiên liệu lỏng thì khí than là loại nhiên liệu có chất lượng cao vì rẻ nhất, sạch nhất và hiệu suất nhiệt cao nhất. Một tấn khí than dùng làm nhiên liệu dân dụng hiệu suất nhiệt sẽ cao gấp 3 lần than đá, có thể thay thế cho 7 tấn than đá. Nhưng khí hóa và lỏng hóa khí than phải được tiến hành trong thành phố, cho nên cần vận chuyển một lượng than đá rất lớn vào thành phố. Trong quá trình vận chuyển than đá không những đòi hỏi tiêu phí một nguồn năng lượng lớn mà trong quá trình tồn trữ và bốc dỡ sẽ gây ra ô nhiễm đối với không khí và môi trường xung quanh. Than đá nếu gặp nước sẽ trôi đi và gây ô nhiễm hệ thống nước xung quanh. Ngoài ra trong quá trình lỏng hóa hay khí hóa khí than sẽ còn thải ra một lượng lớn chất ô nhiễm và xỉ, trong chất ô nhiễm có loại dạng hạt, có hợp chất của oxi và lưu huỳnh (sunfua đioxit), khí nitơ oxit hay nitơ đioxit, khí CO, v.v..
Khí đốt thiên nhiên là chất khí có thể đốt cháy tàng trữ dưới đất do khí cacbua hiđro và phi cacbua hiđro hỗn hợp thành, là nhiên liệu và nguyên liệu công nghiệp hóa học rất tốt, giá thành khai thác thấp, dễ vận chuyển bằng đường ống, hiệu suất cháy cao, ô nhiễm ít. Tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm đã biết dùng khí đốt để nấu muối. Ở thập kỉ 20 của thế kỉ XIX, người Mỹ đã dùng khí đốt để thắp sáng, cuối thế kỉ XIX đã biết dùng đường ống vận chuyển khí đốt, thúc đẩy công nghiệp khí đốt thiên nhiên phát triển. Ngày nay, khí đốt đã trở thành nguồn năng lượng lớn thứ ba, chỉ đứng sau dầu mỏ và than đá. Rất nhiều nước trên thế giới đang ra sức mở rộng sử dụng những kĩ thuật mới dùng khí đốt để thay thế than đá và dầu mỏ làm nguồn năng lượng cho sinh hoạt và sản xuất.
Ở Trung Quốc, trữ lượng các mỏ khí đốt đã được thăm dò, nhưng sản lượng khai thác chưa cao. Mấy năm gần đây người ta thường nhận được những thông tin từ các giếng khoan ở vùng duyên hải và các bồn lục địa, phát hiện được nhiều giếng khí đốt cỡ lớn. Ngày nay, khi dầu mỏ và than đá là nguồn nhiên liệu chủ yếu và gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường thì những thành phố lớn như Thượng Hải, có thể hoàn toàn lợi dụng khí đốt ở giếng Đông Hải trực tiếp vận chuyển theo đường ống để thay thế cho khí than. Làm như thế không những đã đưa lại nguồn nhiên liệu hiệu suất cao cho cơ quan và nhân dân, giảm thấp ô nhiễm, giá rẻ mà còn có thể giảm được phí vận chuyển than đá và giảm ô nhiễm môi trường do khí hóa và lỏng hóa khí than gây nên.
Từ khoá: Khí than; Khí đốt thiên nhiên.