Vì sao Hi Lạp cổ đại lại đạt được thành tựu toán học hết sức rực rỡ?
Nói đến toán học cổ đại là phải nhắc đến Hi Lạp cổ đại. Bộ sách Kỉ hà nguyên bản (Anh: “Euclid's Elements) đã được ra đời ở Hi Lạp cổ đại. Công trình lớn được giới toán học đánh giá cao suốt hơn 2000 năm qua đã trở thành cha đẻ của môn hình học một cách không có gì. Ngoài ra, nó còn khiến cho số học được tách ra khỏi hình học để trở thành bộ môn khoa học độc lập, đồng thời giải quyết được một lượng lớn những vấn đề về phương trình đại số, bộ môn toán học cao cấp cũng đã bắt đầu được manh nha.
Tuy có thể chứng thực được những luận đoán này bằng các thực nghiệm gấp giấy đơn giản, nhưng người ta vẫn mong muốn có được những luận chứng logic hơn. Cứ như vậy mà nền toán học Hi Lạp cổ đại đã được phát triển hoàn toàn mới trên một hệ thống logic, từ đó đã thúc đẩy sự tiến triển to lớn của môn hình học.
Thứ hai, sự phát triển của bất cứ môn khoa học nào cũng không thể tách rời được với sự giao lưu. Toán học Hi Lạp cổ đại cũng đã thu hút được những mặt mạnh của người khác, rồi từ đó mà có được sự tiến bộ và sáng tạo. Talet được coi là thủy tổ của môn hình học Hi Lạp là người từng sinh sống và học tập ở Ai Cập. Khi trở về quê hương, ông cho xây dựng trường học để truyền dạy môn toán học mình đem về và các kiến thức khoa học khác. Ông cùng một vài học sinh của mình đã nhanh chóng vượt lên trên trình độ của Ai Cập, đóng vai trò thúc đẩy cực lớn trong sự phát triển nền toán học của Hi Lạp.
Thứ ba, nền sản xuất và thực tế của xã hội xưa nay đều là động lực chủ yếu của sự phát triển khoa học. Hi Lạp cổ đại khi ấy đã có được quốc lực tương đối hùng hậu và nền khoa học kĩ thuật khá tiên tiến, sự phát triển về hàng hải và thương nghiệp cũng liên tục đưa ra những chủ đề nghiên cứu mới cho toán học, còn toán học lại cũng đạt được sự phát triển mới nhờ không ngừng được ứng dụng.
Sự đạt được những thành tựu toán học của Hi Lạp cổ đại không thể tách rời yếu tố con người. Việc giải quyết rất nhiều vấn đề toán học thường là tâm huyết của cả mấy thế hệ, bước tiến triển mang tính đột phá cuối cùng thường là do một hoặc một vài người hoàn thành. Ở trung tâm văn hóa khoa học của Hi Lạp cổ đại Bác học viện Alexander, tập trung đông đảo những nhân tài kiệt xuất, tạo tiènđề cần thiết cho bước đột phá toán học. Các nhà toán học mãi mãi được ghi danh trong sử sách như Pythagoras, Hippocrates, Helen, Diophantine... đều là những người đạt nền móng cho thành tựu toán học của Hi Lạp cổ đại.
Ở Trung Quốc ngày nay, sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã đặt ra những yêu cầu mới đối với toán học, tạo cơ hội tốt cho sự học tập và phát triển nhằm tăng cường mở cửa với bên ngoài và tổng hợp tiềm năng đất nước. Việc có thể tạo ra được vẻ rực rỡ cho nền toán học Trung Quốc được hay không là nằm ở sự tìm tòi và nỗ lực của mỗi một người.