Vì sao lại xuất hiện mưa sao băng của chòm sao Sư tử?
Bạn đã nhìn thấy mưa sao băng chưa?
Tối ngày 17 tháng 11 năm 1833 mưa sao băng của chòm Sư tử xảy ra với cảnh tượng vô cùng đẹp: sao băng giống như một cơn mưa kéo dài từ chòm sao Sư tử bắn ra các phía suốt mấy giờ, lúc nhiều nhất có thể xuất hiện hơn 10 vạn ngôi sao băng. Có người ước tính tối hôm đó số sao băng xuất hiện tối thiểu từ 20 - 30 vạn ngôi.
Trong lịch sử, tính từ lần mưa sao băng thứ nhất của chòm sao Sư tử xuất hiện đến nay có tất cả 15 lần. Các năm xuất hiện là: năm 902, 931, 934, 1002, 1101, 1202, 1366, 1533, 1602, 1698, 1766, 1799, 1833, 1866 và 1966. Từ các thống kê trên có thể tính ra chu kỳ mưa sao băng của chòm sao Sư tử mạnh nhất là 33 - 35 năm. Đương nhiên trong đó cũng có những trường hợp không tuân theo quy luật này.
Vậy vì sao chu kỳ mưa sao băng mạnh nhất lại là 33 - 35 năm?
Điều đó có liên quan với sự xuất hiện sao chổi "18661" và mưa sao băng của chòm sao Sư tử năm 1866. Ngôi sao chổi được mệnh danh là Thanfer - Theutar có chu kỳ bình quân là 32,9 năm. Trong quá trình nó bay quanh Mặt Trời, ngoài các chất tàn dư phân bố khắp nơi trên quỹ đạo hình thành sao băng của chòm sao Sư tử ra đặc biệt tập trung trong một đoạn tương đối hẹp trên quỹ đạo chuyển động của nó. Trái Đất cứ trung tuần tháng 11, tháng 5 lại xuyên qua quỹ đạo giữa sao chổi 18661 và chòm sao Sư tử một lần, nhưng vì chu kỳ quay của sao chổi 18661 khoảng 33 năm cho nên Trái Đất không phải mỗi lần đều gặp được khu vực mật độ sao băng tập trung mà khoảng 33 năm mới gặp được một lần. Tức là nói trước hoặc sau ngày 17 tháng 11 hàng năm thì mưa sao băng chòm Sư tử có rất ít sao băng, mà khoảng 33 năm mới có một lần gặp sao băng nhiều.
Theo tính toán năm 2029 thì sao chổi sẽ đến gần sao Mộc, có khả năng lực hút của sao Mộc rất lớn sẽ làm cho quỹ đạo của nó lệch đi so với ban đầu. Như vậy thì những trận mưa sao băng của chòm sao Sư tử sau này sẽ mất đi.