Vì sao “lạnh nhất Tam cửu”, “nóng nhất Tam phục”?
"Lạnh nhất Tam cửu”, “Nóng nhất Tam phục". Hai câu ngạn ngữ này là kinh nghiệm của nhân dân Trung Quốc tích lũy nên qua thực tiễn lâu dài. “Tam cửu” là chỉ chín ngày thứ 3 sau Lập đông (9 x 9 = 81 ngày gọi là cửu cửu) vào khoảng trung hoặc hạ tuần tháng giêng. “Tam phục” là chỉ Sơ phục (ngày Canh thứ ba sau ngày Hạ chí) "Trung phục” là ngày Canh thứ tư sau ngày Hạ chí và Mạt phục (ngày Canh thứ nhất sau ngày Lập thu) vào khoảng trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 8.
Vì sao “Tam cửu” ở vào trung hoặc hạ tuần tháng giêng lại lạnh nhất, "Tam phục" ở vào trung hoặc hạ tuần tháng 7 đến tháng 8 lại nóng nhất?
Điều đó phải xem mặt đất hấp thu và nhả nhiệt bao nhiêu. Đông chí là lúc ngày ngắn nhất, lượng nhiệt mặt đất hấp thu của Mặt Trời ít nhất, còn lượng nhiệt nhả ra nhiều hơn lượng nhiệt hấp thu được, cho nên nhiệt độ tầng không khí gần mặt đất còn tiếp tục giảm xuống, toàn bộ nhiệt lượng mặt đất hấp thu được của Mặt Trời hầu như cân bằng với nhiệt lượng nhả ra cho nên thời tiết ở vào thời kỳ lạnh nhất. Sau ngày “Tam cửu” lượng nhiệt mặt đất hấp thu dần dần nhiều hơn lượng nhiệt nhả ra, nên nhiệt độ tầng không khí gần mặt đất cũng được nâng lên. Do đó trong một năm lúc lạnh nhất thường xuất hiện trước hoặc sau ngày “Tam cửu”, tức sau ngày “Đông chí”.
"Hạ chí" ngày dài, đêm ngắn nhất, nhưng thời điểm nóng nhất trong một năm lại không phải là ngày "Hạ chí" mà là thời kỳ “Tam phục” sau ngày “Hạ chí”. Giống như nguyên lý ở trên, sau ngày “Hạ chí” tuy ngày ngắn dần, đêm dài dần, nhưng trong một ngày thì ban ngày vẫn dài hơn ban đêm. Lượng nhiệt hằng ngày mặt đất nhận được vẫn lớn hơn nhiều so với lượng nhiệt nhả ra, cho nên thời tiết nóng dần. Về sau lượng nhiệt Trái Đất hấp thu được bắt đầu ít hơn lượng nhiệt nhả ra, do đó nhiệt độ dần dần giảm xuống. Vì vậy thời điểm nóng nhất trong một năm thường xuất hiện vào "Tam phục" sau "Hạ chí".
"Lạnh nhất Tam cửu" "Nóng nhất Tam phục" đã phản ánh một cách khoa học quy luật nóng lạnh trong một năm. Nắm vững quy luật này con người có thể chủ động đấu tranh với tự nhiên. Ví dụ trước “Tam phục” chuẩn bị tốt chống nóng, trước “Tam cửu” thì phải đề phòng chống rét.