Các cảng hiện đại có những chức năng gì?

Trên thế giới có nhiều thành phố lớn phồn thịnh được xây dựng ở sát biển, ngoài giao thông về đường bộ và đường không ra, bến cảng nhộn nhịp và có trật tự là hình ảnh thu nhỏ của công cuộc xây dựng hiện đại hoá của các thành phố đó.

Cảng là một đầu mối quan trọng về giao thông vận tải của các thành phố ven biển. Hằng ngày, có hàng ngàn hàng vạn hành khách lên xuống tàu khách, lại có vô số hàng hoá được bốc xếp ở đây, điều này được nói một cách hình tượng là "lượng nhập vào xuất ra" của cảng. Các cảng hiện đại hoá, có rất nhiều cần cẩu lớn, chúng là thiết bị quan trọng nhất của cảng, bởi vì trên 4/5 tổng lượng hàng hoá của nền thương mại trên thế giới và côngtenơ cỡ lớn đều phải thông qua cảng rồi vận chuyển theo đường biển. Các loại cần cẩu với chức năng khác nhau có thể đưa hàng lên tàu lớn, hoặc cẩu xuống ô tô có trọng tải lớn một cách dễ dàng. Ở cảng còn có thiết bị đường ống dẫn dầu, nó có thể bơm và hút dầu thô cho các tàu dầu lớn. Có thể nói rằng, các cảng hiện đại hoá là nơi tập kết hàng hoá quan trọng nhất.

Hải cảng là nơi dừng lại nghỉ ngơi của các tàu đi biển xa. Các tàu viễn dương khi gặp sóng gió dữ dội, hoặc vì thiếu nhiên liệu, thực phẩm và nước ngọt, đều phải chạy vào cảng. Do đó, các cảng còn được gọi là "cảng tránh gió" và "cảng bổ sung". Tuy nhiên, ngoài chức năng là "trạm dừng xe" ra, cảng còn là nơi tiến hành sửa chữa các con tàu sau những chuyến đi dài.

Trong cảng có những vũng tàu rộng lớn, các vũng nổi có thể thông qua việc điều tiết độ chìm nổi của hòm nổi để nâng thân tàu lên; các vũng khô có thể thông qua việc đóng mở các cánh cửa cống để xả nước ra khiến cho thân tàu được đỗ trên giá đỡ ở đáy vũng tàu, sau đó tiến hành sửa chữa.

Hiện nay phần lớn các cảng trên thế giới được chia thành hai loại là cảng thông dụng và cảng chuyên dụng. Cảng thông dụng có thể dùng để tập kết thiết bị chuyên dùng để bốc dỡ và vận chuyển hàng hoá các loại, còn cảng chuyên dụng thì có trang bị một số thiết bị chuyên dùng để bốc dỡ và vận chuyển hàng hoá, ví dụ cảng chuyên dụng côngtenơ thì không bốc xếp các hàng rời.

Hiện nay, các cảng hiện đại hoá đang có xu hướng phát triển thành cảng chuyên dụng, để nâng cao hiệu suất bốc xếp và vận chuyển. Ngoài ra, việc phát triển các bến tàu nước sâu, dùng biện pháp bốc xếp và quản lý tự động hoá v.v. cũng là hướng phát triển quan trọng của cảng hiện đại.

Vì sao luôn nhìn thấy chớp trước rồi mới nghe thấy tiếng sấm?

Vào mùa hè thường xuất hiện chớp và sấm, trong cơn dông, điện trường giữa hai khu vực mang điện tích dương và điện tích âm trong những đám mây lớn đến một mức độ nhất định, hai loại điện tích trong quá trình phát triển sẽ phát ra tia lửa...

Vì sao canh thịt không cho muối thì không ngọt?

Nấu ăn phải cho muối là lẽ đương nhiên. Đó không chỉ là nhu cầu của sinh lý cơ thể mà còn là nhu cầu của khẩu vị.

Tại sao cây sau khi bóc hết lớp vỏ vẫn có thể tái sinh?

Cây sợ nhất bóc vỏ, sau khi bóc vỏ, đã ngắt đứt các đường ống dẫn (bộ ống dây) vận chuyển chất hữu cơ xuống dưới do lá tạo thành trong quá trình quang...

Vì sao có người chửa nhiều bào thai?

Trong cuộc sống, ta thường gặp một số người có khuôn mặt gần như hoàn toàn giống nhau. Đó là những anh (chị) em sinh đôi, hoặc sinh ba.

Thế nào là vật liệu công năng bậc thang?

Bạn có nghe nói đến thuật ngữ vật liệu công năng bậc thang chưa? Đây là một thuật ngữ mới được các nhà khoa học Nhật Bản đưa ra năm 1984. Nhưng có...

Tại sao tàu ngầm lặn xuống dưới nước thì không còn sợ sóng gió nữa?

Biển luôn có sóng gió, rất ít khi bình lặng, "không có gió thì không thành sóng", sóng là do gió tạo nên. Gió thổi vào mặt nước, khiến cho các chất...

Vì sao tóc của một số thanh, thiếu niên bạc sớm?

Theo tuổi tác, tóc từ màu đen biến thành màu xám, rồi chuyển dần sang màu bạc. Tuổi càng già, tóc càng bạc, đó là điều đương nhiên, ai cũng không cho...

Vì sao động đất lại có sóng thần?

Khi có động đất, nước biển xao động hình thành nên sóng lớn và đổ ào ào vào đất liền, đó chính là sóng thẩn. Khi sóng lớn đổ vào đất liền tuỳ theo...

Vì sao trong sa mạc có nấm đá?

Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Ngắm cái “bụng” thon và cái “đầu”...