Cậu bé đứng ngoài lớp học

Vũ Duệ người làng Trình Xuyên, huyện Sơn Vi, Sơn Tây (nay là huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc).

Ông vốn con nhà nghèo, bố mẹ không có tiền cho ăn học. Hằng ngày, cậu bé Duệ phải trông em cho bố mẹ đi làm đồng. Không được đến trường nhưng rất ham học, lại sáng dạ, ngày ngày, cậu bé cõng em đứng ngoài lớp học của thầy đồ trong làng để nghe lỏm lời thầy giảng.

Như đã thành lệ, mỗi buổi sáng khi ngồi vào bục giảng, thầy đồ nhẩm đếm chừng 20 học trò trong lớp, không quên đưa mắt ra hè điểm danh cả cậu bé cõng em đứng ngoài hiên. Quá nửa đám học trò trong lớp không muốn cho đứa trẻ cõng em đến nghe lỏm bài nhưng chúng không dám nói gì vì hiểu ý thầy muốn để cho cậu bé được nghe giảng. Nhưng từ khi ông đồ ngồi dạy ở lớp học này cũng đã quá nửa năm, thế mà cậu bé kia vẫn chuyên cần tới lóp, không vắng mặt buổi nào.

Một hôm, thầy đồ nghĩ ra một cách để thử cậu học trò học lỏm. Thầy sẽ nêu một câu hỏi hóc búa rồi bất chợt kiểm tra cậu. Nếu cậu không trả lời được thì sẽ thẹn mà tự rút lui. Còn nếu quả là cậu thông minh, giỏi giang thì thầy sẽ tìm cách cưu mang.

Trước khi kiểm tra cậu học trò học lỏm, thầy đồ lần lượt gọi từng học trò trong lóp. Đã hỏi gần hết lớp mà chẳng trò nào trả lời được, bấy giờ, thầy đồ mới hướng mục kỉnh ra ngoài hiên, nơi có cậu bé đang cõng em. Cậu bé chăm chắm nhìn về phía thầy, ý chừng muốn trả lời câu hỏi cho các bạn. Thầy đồ thấy vậy, ôn tồn hỏi:

– Cậu bé kia! Liệu con có trả lời được câu hỏi của ta không?

– Dạ, thưa thầy được ạ! – Cậu bé háo hức đáp.

Thầy đồ gật đầu, bảo:

– Vậy con hãy nói đi.

Cậu bé trả lời rất trôi chảy và mạch lạc. Thầy đồ gật đầu tán thưởng, còn đám trò nhỏ trong lớp thì trố mắt ngạc nhiên, thán phục. Bấy giờ thầy đồ mới biết tên cậu bé là Nghĩa Chi. Thầy vui vẻ bảo:

– Cái tên Nghĩa Chi tuy đã hay nhưng chưa xứng với tài năng của con. Nay thầy đổi tên cho con là Duệ, liệu có vừa ý con không?

Nghĩa Chi vái tạ thầy rồi ra về. Ngay sau buổi học hôm ấy, thầy đồ đến tận nhà khuyên cha mẹ Vũ Duệ cho cậu đi học. Đến lớp học chính thức chỉ vài tháng, Duệ đã đứng đầu lóp, được thầy yêu, bạn mến.

Không chỉ học giỏi, Vũ Duệ đối đáp, biện bạch cũng rất tài.

Một hôm, có một chủ nợ đến đòi tiền cha mẹ Duệ. Gặp Duệ, chủ nợ hỏi:

– Cha mẹ cháu đi đâu?

Duệ trả lời:

– Dạ, cha cháu đi giết người. Mẹ cháu đi sinh người.

Khách lạ sửng sốt:

– Cháu nói gì mà lạ vậy?

Duệ cười, nói:

– Cháu sẽ giải thích cho bác rõ nhưng bác phải hứa sẽ thưởng cái gì cho cháu.

Chủ nợ hứa cho qua chuyện:

– Cứ nói cho rõ, ta sẽ xoá nợ cho cha mẹ cháu.

Cậu bé bèn nói:

– Cha cháu đi giết người tức là đi nhổ mạ. Mẹ cháu đi sinh người nghĩa là đi cấy mạ.

Hôm sau chủ nợ lại đến đòi tiền, cậu bé nhắc lại lời hứa, chủ nợ đành phải xoá nợ cho cha mẹ Duệ.

Nhờ học giỏi và làm thơ hay, lớn lên Vũ Duệ đi thi đỗ Trạng nguyên, làm quan thời nhà Lê, nổi tiếng vì tài năng và lòng trung nghĩa.

Chim Non không ngoan

Có một chú Chim Non sống cùng với mẹ trong một cái tổ nho nhỏ nằm ven rừng. Thật ra thì chú cũng đã lớn rồi. Hai bên cánh đã có những chiếc lông to, dài xen lẫn với đám lông tơ mọc lún phún...

Một người ham đọc sách

Đan – tê là một nhà thơ lớn của nước Ý. Ông còn nổi tiếng là người ham đọc sách. Ông thường tìm đọc các loại sách vừa xuất bản.

Dâu tây nhỏ

Một quả dâu tây nhỏ mặc chiếc váy màu đỏ tươi, đội một cái mũ xanh đang chạy nhảy tung tăng trên bãi cỏ. Dế mèn nhìn thấy Dâu tây liền nói “Dâu tây mới xinh đẹp làm sao, tôi hát một bài cho bạn nghe nhé"...

Hạt cườm tham ăn

Có một chị chim vành khuyên đẻ được tám trứng, ấp nở ra tám vành khuyên con. Ngày ngày chim mẹ đi kiếm mồi về để nuôi con. Khi chúng mới nở, chim mẹ phải mớm cho từng con một.

Chú Ong lười biếng

Xưa kia, có dòng họ nhà Ong sinh sống hòa thuận trên thảo nguyên, họ siêng năng, cần mẫn làm việc. Một trong những gia đình Ong đó có một cậu con trai đặt tên là Ong Cưng...

Ra đi từ bến Nhà Rồng

Mười lăm tuổi, cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã sớm biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của nhân dân. Lúc bấy giờ, anh đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.

Khuất phục tên cướp biển

Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lưng sạm như gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rượu đến nỗi nhiều đêm như lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ.

Búp Măng non

Bé đã bao giờ mhìn thấy tre chưa? Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn mưa to, tre vẫn thẳng vút, không bao giờ ngả nghiêng.

Tên cướp thật - Tên cướp giả

Vào thời Tấn, có một vị quan huyện tên là Phù Dung, tư chất thông minh, tài trí hơn người khiến ai cũng trầm trồ, thán phục. Một buổi chiều nọ, có một bà lão đang trên đường về nhà thì gặp một tên cướp...