Chuyện xây cầu Brooklyn

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải nói là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, lòng đầy hứng khỏi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật ngoạn mục bắc ngang hai thành phố này. Tuy nhiên, khi nghe ông trình bày ý tưởng táo bạo đó không một chuyên gia về cầu đường nào chịu hợp tác với ông. Họ cho rằng ông điên và bảo ông rằng hãy quên điều đó đi vì không thể nào làm được cây cầu như vậy. Không nản lòng, ông về nhà thuyết phục con trai mình là Washington cũng là một kỹ sư đầy tiềm năng, rằng có thể xây được cây cầu như vậy. Cả hai cha con cùng ấp ủ ý muốn hoàn thành cây cầu và bàn luận về cách vượt qua mọi trở ngại. Dẫu sao, các ngân hàng cũng tin họ và đồng ý bỏ tiền ra cho dự án xây cầu. Hết sức phấn kích và nhiệt thành, họ tuyển nhân công và bắt đầu xây cây cầu trong mơ của mình.

Dự án tiến hành được vài tháng thì tai họa ập đến. Một tai nạn ngay tại công trường đã cướp đi chính sinh mạng John Roebling và con trai ông bị thương nặng ở đầu. Washington sau tai nạn ấy đã không thể đi đứng và nói được. Ai cũng nghĩ là dự án cuối cùng sẽ tan thành mây khói vì chỉ có cha con Roebling là những người duy nhất hiểu được cách xây chiếc cầu này.

Mặc dầu không thể đi lại và nói chuyện, đầu óc Washington Roebling vẫn còn rất tinh anh. Một hôm, đang nằm trong bệnh viện, trong đầu ông chợt nghĩ ra cách "nói chuyện" với người khác. Vận động duy nhất của cơ thể ông hiện thời là nhúc nhích một ngón tay và ông nghĩ ra một bộ mã truyền tin. Với bộ mã này, ông chạm vào tay vợ mình và dùng ngón tay còn chuyển động được gõ ra ý nghĩ của mình để thông tin với vợ những gì cần nói với các kỹ sư vẫn đang tiếp tục xây dựng cây cầu. Trong suốt 13 năm, Washington đã ra lệnh bằng ngón tay duy nhất còn chuyển động của mình cho đến khi cây cầu Brooklyn kỳ vĩ mà chúng ta nhìn thấy ngày hôm nay hoàn thành.

Điều chúng tôi không nói

Con trai Joey của tôi khi mới sinh đã có dị tật bẩm sinh ở chân. Các bác sĩ cam đoan với chúng tôi rằng sau khi chữa trị cậu bé có thể đi lại bình thường được, nhưng để chạy nhảy thì sẽ rất khó khăn.

Cái bình nứt

Người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối trở về nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa.

Cuộc đời và những vòng tay

Theo bạn, phần quan trọng nhất trên cơ thể con người là gì? Chắc hẳn câu trả lời của mỗi người sẽ không giống nhau. Riêng với tôi, đó chính là vòng tay.

Đôi tai của tâm hồn

Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa.

Ngọn gió và cây sồi

Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gãy các cành cây.

Nơi ngọn gió dừng chân

Trường tôi đang học là trường năng khiếu nghệ thuật. Chúng tôi, những học sinh của trường, ngoài việc học các môn như những bạn trong những ngôi trường bình thường còn học thêm vài môn đặc biệt.

Khoảnh khắc & cuộc sống

Đôi khi có một số người lướt qua cuộc đời bạn và ngay tức khắc bạn nhận ra rằng sự có mặt của họ ý nghĩa như thế nào. Họ đã dạy bạn những bài học, đã giúp bạn nhận ra giá trị của chính mình hoặc trở thành con người mà bạn từng mơ ước.

Con gái tôi – Người thầy của tôi

Mỗi ngày con trẻ dạy chúng ta điều gì đó. Là cha mẹ tôi đã học được điều mong đợi ấy.

Dù thầy không phải là cha

Hồi đó tôi chỉ là cậu bé 6 tuổi sống cùng cha mẹ ở Los Angeles. Cha tôi là thầy giáo, ông dạy môn văn tại một trường trung học.