Edison và bà mẹ

Hôm đó, Edison vừa đi ra ga thì mẹ ở nhà nổi cơn đau bụng dữ dội. Bố còn bận đi làm. Chị Tania vừa ở nhà bạn về, vội chạy đến hỏi:

– Mẹ làm sao thế?

Bà thều thào:

– Đi gọi em và mời bác sĩ Pende lại đây ngay cho mẹ.

Chị Tania vội đi tìm em ở ngoài ga. Nghe tin mẹ đau, Edison chạy mời bác sĩ. May mắn, bác sĩ đang ở nhà. Ông đến ngay. Chị Tania chạy tiếp đi tìm bố.

Bác sĩ Pende khám bệnh cho bà mẹ và biết là bà đau ruột thừa. Phải mổ ngay, chờ đến sáng thì muộn quá. Trời cứ tối dần, mà dưới ánh sáng đèn dầu thì làm sau mổ được. Bác sĩ đi đi lại lại trong phòng, chưa biết tìm cách nào để kịp cứu người bệnh.

Trong khi đó, Edison ngồi trên giường bóp trán cho mẹ. Bà mẹ đau quá, có lúc ngất đi.

– Thưa bác sĩ, không mổ ngay thì có làm sao không ạ?

Bác sĩ im lặng.

– Thế, sao bác sĩ không mổ ngay đi!

– Không được cháu ạ. Đèn dầu tù mù thế này thì mổ làm sao được!

– Thắp tất cả đèn dầu lên có được không ạ?

– Không được, mổ như thế thì nguy hiểm lắm. Có đủ ánh sáng, chắc chắn bác mổ được ngay.

Thất vọng, Edison ôm đầu suy nghĩ, niềm thương mẹ day dứt trong lòng. Đột nhiên, cậu bé nhìn thấy ánh đèn phản chiếu từ mảnh sắt tây trên tủ. Ánh đèn chiếu trông có vẻ sáng trong hơn. Một tia sáng lóe lên trong đầu óc cậu bé:

– Sao ta không mượn tấm gương lớn ở hiệu tạp hóa về và cho phản chiếu lại thật nhiều ánh đèn? Chắc chắn là sẽ sáng hơn nhiều.

Nghĩ sao làm vậy, Edison chạy ngay đến hiệu tạp hóa, vác tấm gương lớn về. Một lát, tất cả đèn dầu trong nhà được thắp lên và đặt trước gương. Xong xuôi, cậu sang phòng mẹ. Bác sĩ đang ngồi đó, lo lắng. Cậu nói, giọng đầy tự hào:

– Thưa bác sĩ! Đã có đủ ánh sáng rồi đấy. Mời bác sĩ sang xem!

Bác sĩ sang phòng bên xem. Mừng quá, nét mặt ông rạng rỡ hẳn lên:

– Cháu làm thế nào mà được như vậy đấy, hỡi cậu bé thông minh! Bây giờ thì bác sẽ bắt đầu!

Rạng sáng thì mổ xong. Bà mẹ thoát khỏi tay thần chết. Edison đã cứu được mẹ nhờ sáng kiến của mình.

Hồi đó, Edison đang học Tiểu học. Lớn lên, Edison vừa đi làm thuê vừa đọc sách và tìm tòi thí nghiệm. Nhờ lòng quyết tâm học tập, về sau, ông trở thành nhà bác học nổi tiếng thế giới, đã phát minh ra đèn điện, tàu điện, máy chiếu bóng, máy ghi âm, v.v… mà hiện nay loài người đang dùng.

Bản Sonate ánh trăng

Beethoven là nhạc sĩ thiên tài người Đức, ông đã sáng tác ra rất nhiều bản nhạc bất hủ. Trong số đó, có một bản sonate dành cho đàn piano vô cùng nổi tiếng tên là Bản sonate Ánh Trăng...

Bác rất thương loài vật

Lúc ở chiến khu, Bác Hồ nuôi một con chó, một con mèo và một con khỉ. Thông thường thì ba loài đó vốn chẳng ưa nhau. Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau, thường đùa giỡn, không trêu chọc nhau bao giờ.

Tiếng hát của Chẫu Chàng

Lớp học của cô Sẻ Nâu trên giàn mướp, bên cạnh một cái ao nhỏ. Học trò của cô nhiều lắm: Ong Bầu này, Ong Mật này, Bướm Vàng, Bướm Trắng này,… Ai cũng xinh đẹp, cũng ngoan ngoãn.

Vai diễn cuối cùng

Có một diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hè năm ấy, ông về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em của ông là giáo viên trường làng.

Trăng nay chớ có xem thường

Lê Thánh Tông (1441 – 1497) là một vị vua có nhiều công lao phát triển kinh tế, văn hoá, mở mang đất nước. Nhà vua lập ra Hội Tao đàn để khuyến khích sáng tác thơ văn bằng tiếng Việt.

Con lừa hát

Ngày xửa ngày xưa, có một người giặt đồ thuê nuôi một con lừa để giúp anh ta vận chuyển quần áo từ nhà ra bờ sông và ngược lại. Thế nhưng, con lừa này không thích những món ăn mà ông chủ cho nó...

Như thế nào là một ngày đẹp?

Châu Chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng: Một ngày tuyệt đẹp!

Hai chú gấu tham ăn

Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng rậm nọ chưa từng có ai đặt chân đến, có một con gấu mẹ và hai chú gấu con. Gấu mẹ đã già rồi, nhưng hàng ngày vẫn phải cặm cụi đi kiếm ăn về nuôi hai con của mình...

Chú bộ đội lái máy bay

Trước giờ vào lớp, chúng em đang chơi thì có một chú bộ đội đến. Chú đội chiếc mũ có ông sao trên nền xanh da trời. Chú hỏi thăm cô giáo. Một bạn vào thưa với cô. Cô vội vàng bước ra.