“Hành động” và “ý định”

Mùa đông năm 1990, tôi được mời lên thủ đô để xuất hiện trong một show nói chuyện trên truyền hình. Vào cuối ngày trước ngày thu hình, khi đang chạy xe về khách sạn tôi đã trông thấy một điều…

Nằm ngay tại vỉa hè trên lớp tuyết dày lạnh cóng là một người đàn ông đang ngủ chỉ với một tấm giấy carton đắp trên người. Tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy đôi chân trần của ông ta, không giày lẫn vớ.

Lúc đó, tôi đã nghĩ mình nên dừng xe và xuống giúp ông ta nhưng vẫn không chắc lắm về điều mình sắp làm. Thế rồi, đèn giao thông bật tín hiệu xanh, cuộc sống dường như đòi hỏi tôi phải chuyển động. Và tôi đã nhấn ga. Trở về khách sạn, tôi nhanh chóng quên đi người đàn ông bên vệ đường.

Ngày hôm sau, khi đang dùng cà phê chờ đến lượt trong sảnh lớn. Tất cả những nhân vật quan trọng đều rời khỏi sảnh, chỉ còn tôi và người lao công ở lại.

Tôi đã nhìn thấy anh ta lặng lẽ làm công việc hằng ngày của mình trong những ngày tôi ở đó. Anh ta không bao giờ nói gì khác ngoại trừ “Chào buổi sáng” hay “Tôi có thể giúp gì cho ông không, thưa ông?”. Anh ta luôn tươi cười với tất cả mọi người. Bắt chuyện với anh ta, tôi đã hỏi anh ta hôm nay anh ta cảm thấy như thế nào. Anh ta trả lời tôi rằng anh vừa mới đạp xe một vòng dưới trời tuyết và lấy làm buồn cho chính mình… cho đến khi anh trông thấy một người đàn ông nằm ngủ ngay góc đường chỉ với một tấm carton làm chăn và chân không giày. Tôi cảm thấy như tắc nghẹn nơi cổ họng khi nghe anh ta thuật lại anh đã vòng xe nhiều lần như thế nào để mua cho người đàn ông khốn khổ kia một đôi giày và một đôi vớ.

Trong khi nghe câu chuyện của người lao công, tôi chợt nhớ lại hình ảnh một bức poster quen thuộc. Bức poster vẽ hình một đứa bé tay cầm một bông hoa đang cố nhón chân đưa nó cho một người lớn kèm lời chú thích: “Một hành động nhỏ vẫn có ý nghĩa hơn những ý định dù là cao cả”.

Tôi đã đứng đó và thầm ước gì mình chính là người đã mua giày và vớ cho người đàn ông bên vệ đường, khi người ta gọi tôi vào phòng thu hình.

Khi buổi thu hình kết thúc, tôi đã đi lại con đường ấy để tìm người đàn ông nghèo khổ nhưng ông ấy đã đi khỏi.

Hạnh phúc bình dị

Nếu buổi sáng thức dậy , bạn thấy vẫn khỏe mạnh và bệnh tật hiểm nghèo chưa đến với mình , bạn là người may mắn hơn hàng trăm ngàn người khác có thể sẽ qua đời trên giường bệnh hay những tai nạn bất ngờ hôm nay .

Tình yêu của một con vịt

Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.

Tình yêu vô điều kiện

Chắc mình bị hoa mắt! Tại sao lại như vậy được chứ?" - đầu tôi quay cuồng với ý nghĩ này nhưng lại cố gắng che giấu cảm xúc về điều mà tôi đã nhìn thấy khi đang ngồi bên giường Diane, vợ tôi...

Sẽ luôn tìm được cách

Cho đến khi 8 tuổi, tôi vẫn nghĩ rằng ngày chủ nhật gọi là “Sunday” bởi vì người ta trải qua ngày đó ngoài trời. Tôi nghĩ vậy vì ngày chủ nhật của tôi luôn ở ngoài vườn với mẹ Nana.

Sống và chết

Có hai ông già Sống và Chết cùng viễn du với nhau. Gặp một con suối trên đường, họ hỏi vị thần ở đó xem có thể uống nước suối được không.

Chén ánh sáng

Chuyện kể rằng mỗi đứa trẻ khi chào đời đều được ban tặng một chén Ánh Sáng hoàn hảo. Nếu bạn biết chăm chút, từ chén Ánh Sáng đó sẽ mọc lên sức mạnh và bạn sẽ làm được nhiều điều thật có ích.

Khó khăn thử thách để lại gì

Con đường ngắn nhất để thoát khỏi gian nan là đi xuyên qua nó.

Hạt ngọc và ước mơ

Vào tuần cuối của năm học,thầy York dạy môn Khoa học triệu tập 20 học sinh lớp tôi lại để chào tạm biệt cuối năm.

Lời dặn của cha

Con ơi! Con nên nhớ những khi gặp những người già nua, những kẻ nghèo khó, những người đàn bà dắt trẻ thơ, những kẻ tàn tật, những người khuân vác nặng nề, những người đầu tang tóc rối, con phải nhường bước...