Làm thế nào để tạo thành thuốc từ vi khuẩn?

Trong thuốc hiện đại có một thành phần gọi là chất nhiễu. Nó không những có thể đề kháng nhiều loại độc tố bệnh, chữa được một số bệnh do độc tố bệnh gây nên, mà còn có tác dụng điều tiết miễn dịch và khống chế khối u, có vai trò quan trọng trong việc khôi phục sức khỏe. Nhưng sản xuất hàng loạt chất gây nhiễm này là việc vô cùng khó khăn. Nếu tách nó từ trong máu người thì giá thành quá cao. Nếu tách từ trong máu động vật thì hiệu quả của thuốc thấp. Về sau có một nhà khoa học đã dùng vi khuẩn, dựa vào kỹ thuật gene, cuối cùng đã giải quyết được khó khăn này.

Di truyền là đặc tính chung của giới sinh vật trong tự nhiên. Hai con sơn dương bố mẹ chỉ có thể sinh ra được sơn dương con, hạt giống dưa chuột chỉ có thể mọc dưa chuột. Tất cả những điều này đều do quy luật di truyền quyết định. Ngày nay, người ta đã biết được chất khống chế di truyền trong tất cả các loài sinh vật là axit nucleic, mà đoạn axit nucleic phụ trách nhiệm vụ di truyền này là một cái nhân. Trong kỹ thuật gene, các chuyên gia đem một mẫu phân tử trên axit nucluic của một loài cắt ra, lắp ghép lên phân tử axit nucleic của một loài sinh vật khác, khiến cho loài sinh vật thế hệ sau biểu hiện ra đặc tính của mẫu nhân này. Đương nhiên, không phải dùng kéo để cắt mà là dùng một loại men có hoạt tính đặc biệt.

Năm 1973, nhà khoa học Mỹ Khơin lần đầu dùng kỹ thuật gene đem nhân của các loài sinh vật khác ghép vào trong loài khuẩn đũa đại tràng (có tốc độ sinh sôi tương đối nhanh), khiến cho thế hệ sau của khuẩn đũa đại tràng được sắp xếp lại, có thể duy trì được đặc tính của sinh vật ban đầu. Sự xuất hiện khuẩn đũa đại tràng này đánh dấu sự thành công đầu tiên của kỹ thuật gene.

Năm 1980, các nhà khoa học ghép những mẫu nhân anbumin của người đã qua xử lý vào khuẩn đại tràng, dùng kỹ thuật gene tổ chức lại, chế thành công chất gây nhiễu nhân tạo. Vì khuẩn đũa đại tràng sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong 20-30 phút đã có thể sinh được một đời, sau 24 giờ có thể sinh sôi 70 đời. Nguyên liệu nuôi khuẩn đũa đại tràng rất đơn giản, nguồn phong phú nên giá thành thấp. Ngày nay, với tốc độ phát triển cao của khoa học kỹ thuật, việc dùng vi khuẩn chế tạo thuốc quý đã trở thành hiện thực.

Ngày nay, các nhà khoa học không những đã lợi dụng kỹ thuật gene để chế tạo ra chất nhiễu mà còn có thể ứng dụng nó rộng rãi vào trong các lĩnh vực sản xuất thuốc khác và giành được những thành tựu rất đáng kể. Ở những năm 90 của thế kỷ 20, người ta đã áp dụng kỹ thuật gene để dùng vi khuẩn hoặc tế bào động vật có vú sản xuất ra hơn 100 loại thuốc, trong đó có vacxin viêm gan B, chất nhiễu, bạch cầu giới tố 2, nhân sinh trưởng tế bào dạng xơ...

Vệ tinh kéo theo có công dụng gì?

Có một loại vệ tinh dạng mới gọi là vệ tinh kéo theo. Nghe tên thì biết, đó là loại vệ tinh nhờ các con tàu vũ trụ dùng dây để kéo theo.

Tại sao người đi Trăng cũng đi theo?

Nhiều người đã từng tự nhận thấy hiện tượng sau khi bước đi dưới ánh trăng, những vật thể ở đằng xa lùi dần về phía sau còn vầng trăng dường như lại đi theo bước chân người...

Chim, nỗi kinh hoàng của... máy bay phản lực

Ngày 04/10/1960, chiếc máy bay tua bin phản lực chở khách của Mỹ sau khi cất cánh từ Boston không lâu thì đột nhiên 3 trong số 4 động cơ bị hỏng, phi...

Giải mã hiện tượng ảo ảnh về thác nước

Đó là một ảo giác đã làm rối trí nhiều người từ khi Aristotle miên tả nó khoảng 2.000 năm trước đây.

Tại sao sau khi trời mưa trên đất sẽ mọc rất nhiều nấm?

Trong các khu rừng và các bãi đất hoang rộng lớn của Trung Quốc, hàng năm đều có vô số loài nấm sinh trưởng, người ta thường gọi chung là nấm ăn,...

“Thế nào là sự nhảy vào “hố đen” của các con số?

Chúng ta hãy làm một cuộc du lịch thú vị vào thế giới những con số. Mời các bạn tuỳ ý viết một con số có ba chữ số (phải có các chữ số không hoàn toàn...

Vì sao máy bay không cần vẫy cánh như chim?

Mới xem ra thì hình như máy bay “thông minh” còn chim “kém phát triển”. Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại. Máy bay hiện đại, bất kể là loại nào, đều phải có đẩy đủ cánh máy bay và cánh quạt mới bay được...

Vì sao không nên coi thường ô nhiễm chì?

Một nhà khoa học môi trường Canađa khi nghiên cứu lịch sử các Hoàng đế cổ La Mã đã đưa ra nhận xét: Hoàng đế La Mã và rất nhiều nhà quí tộc thời đó đã...

Quần áo trong thế kỷ XXI sẽ như thế nào?

Hiện tại quần áo mặc đã có nhiều ưu việt trong phạm vi chống lạnh, giữ ấm cho cơ thể. Màu sắc, kiểu dáng đã hết sức phong phú.