Món quà quý giá của bà Goldberg

Hơn 1.800 người Trung Âu gốc Do Thái đà trốn khỏi chế độ Hitler và tìm thấy nơi trú ẩn tại thành phố Thượng Hải - Trung quốc. Cha mẹ tôi và tôi có mặt trong số những người đó.

Từ nhiều năm nay, Thượng Hải là nơi nướng náu của hàng ngàn con người bị gạt ra khỏi thế giới hiện tại vì lý do này hoặc lý do khác. Giữa năm 1938 và 1939, sự xuất hiện của người châu Âu gốc Do Thái góp phần làm cho thành phố lớn trên bờ biển Trung quốc càng đông đúc thêm.

Vào lúc cha mẹ tôi biết rằng họ phải rồi khỏi nước Đức - nếu không muốn chết - thì hầu hết các nước láng giềng đều đóng cánh cửa lại với người di cư. Vượt đại dương để sang các nước phương Đông là con đường thượng sách nhất, nếu con đường này vẫn còn mở ngõ. Cha mẹ tôi quyết định ngay. Họ tìm gặp người môi giới, trao đổi bí mật, và mua được ba chiếc vé tàu thủy đi Trung quốc với lộ trình kéo dài trong vòng mười hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi sẵn sàng tất cả, và cuối cùng chúng tôi đến nơi.

Đến Thượng Hải, chúng tôi được đón tiếp bằng một chữ thập ngoặc màu đen khổng lồ nằm trơ tráo và ngạo nghễ giữa lá cờ đỏ - trắng của Quốc Xã, được cắm cao chót vót trên đỉnh của Lãnh Sự Quán nước Đức. Có lẽ lời hứa của Adolf Hitler đã trở thành sự thật, và "cánh tay của ông ta đã vươn rộng lẫn vươn xa".

Từ giây phút đặt chân lên mảnh đất Trung quốc, chúng tôi bị cơi là những công dân không có quốc tịch - một điều kinh khủng cho những người xa lạ sống ở miền đất xa lạ. Giống như hàng ngàn kẻ di cư khác, gia đình tôi phải vật lộn để kiếm sống, và cuộc sống (nếu có thể gọi như vậy) mà cha tôi mang lại cho chúng tôi đã chấm dứt thật đột ngột khi Mỹ tuyên chiến với Nhật.

Vào ngày xảy ra biến cố Trân Châu Cảng, binh lính Nhật chiếm đóng Thượng Hải. Liên minh giữa Đức, Ý, Nhật được hình thành - phe trục - và một lần nữa, người Do Thái sống trong nom nớp lo sợ. Người Nhật ra lệnh toàn bộ dân tị nạn Do thái phải di chuyển tới một khu vực được định sẵn (khu vực tồi tệ nhất, đã có hàng ngàn người địa phương sinh sống), cho họ ít thời gian ngắn ngủi để tìm một chốn Nương thân có thể gọi là "nhà".

Điều đầu tiên tôi biết được về việc "bị tống giam" là đàn ông thường giận dữ lên để chống lại tình trạng bị giam cầm, còn phụ nữ thì ngồi xúm lại may màn cửa. Mẹ tôi cắt một cái áo ngủ để may thành tấm màn cho khung cửa sổ của căn phòng rộng 12 mét vuông - sẽ là ngôi nhà của chúng tôi trong suốt sáu năm tới.

Chúng tôi sống nướng tựa vào nhau dưới những điều kiện khắc nghiệt nhất và nhanh chóng biết cách biến chúng thành điều tốt đẹp nhất. Chung quanh chúng tôi, một số người này tốt hơn một số người khác, và giữa những người đã tạo nên một sự khác biệt trong đời con bé mười một tuổi, có bà Rosa Goldberg, một phụ nữ trung niên với thân hình phốp pháp và khuôn mặt tròn vo.


Để tìm cảm giác nhẹ nhõm giữa bầu không khí nóng bức, ngột ngạt của mùa hè dài vô tận ở Thượng Hải, Rosa Goldberg thường đặt cái ghế ba chân của bà trong bóng râm của bãi rác của chúng tôi rồi thanh thản ngồi xuống, ngắm nhìn vu vơ khắp chốn. Là người có bản tính thân thiện và dễ chịu, bà biết tên biết tuổi tất cả cư dân sống ở đây. Mỗi buổi sáng, bà đón chào chúng tôi bằng nụ cười tươi vui, và tia sáng lấp lánh trong đôi mắt nâu của bà thật ấm áp. Với tiếng Anh còn nặng giọng Do thái, bà thường gỏi đến chúng tôi những điều khuyên bảo khôn ngoan. Riêng với tôi, thông điệp của bà không bao giờ thay đổi.

Mỗi buổi sáng, khi tôi tung tăng đến gian nhà kho (đã được chuyển thành lớp học), bà thường chặn tôi lại, chìa tay ra để nắm lấy tay tôi, kéo tôi bước sát lại gần bên bà, nhìn thắng vào mặt tôi và hỏi:

-Sao? Mỗi ngày bà Goldberg đều nói gì với cháu hả?

Biết rõ trò chơi của bà, tôi lắc đầu nói khẽ: "Cháu không biết" và đứng im chờ đợi.

- Này cháu, bà Goldberg sẽ phải nói cho cháu biết một lần nữa. Bây giờ lắng nghe và nhớ kỹ điều bà sắp nói nhé. Cháu hãy đi ra ngoài và tạo nên một điều kỳ diệu cho ngày hôm nay. Thượng Đế đang bận rồi, Người không thể làm cho cháu đâu.

Khuôn mặt bà sáng bừng lên và bà thả bàn tay tôi ra. Với cái vỗ lưng nhẹ nhàng và thân thiện, bà đẩy tôi đi tiếp con đường của tôi, cho tôi một mục đích của mỗi ngày, cho tôi ý nghĩa của cuộc sống. Bà cho tôi đôi cánh để bay lên, mở to đôi mắt tôi ước một thế giới cần có điều kỳ diệu, bảo đảm với tôi rằng tôi có thể làm được công việc của Thượng Đế.

Cho tới tận giờ phút này, mỗi khi tôi bước ra khỏi nhà, tôi đều nghe tiếng nói khăn khăn của Rosa Goldberg cất lên gọi tôi, và tôi nhớ mãi câu: Đi ra ngoài và tạo nên một điều kỳ diệu cho ngày hôm nay. Thượng Đế đang bận rồi, Người không thể làm cho cháu đâu.

Quà tặng

Sáng nay, vợ tôi đánh thức tôi bằng những cái vuốt ve kèm theo những lời thì thầm dịu dàng nhất trong vốn từ vựng của cô ấy. Lập tức tôi hiểu rằng có chuyện gì không ổn đây.

Nếu và thì

Nếu bầu trời có vẻ như bao phủ đầy mây xám mà bạn lại đi ra ngoài khi trời mưa…

Lời nhắn gửi muộn màng

Một chàng trai trẻ mắc phải căn bệnh hiểm nghèo và mọi phương thuốc chữa trị đều vô hiệu đối với bệnh tình của anh...

Gửi người trẻ

Ngay cả dậy sớm 10 phút bạn cũng không làm được, vậy dựa vào cái gì mà bạn muốn thành công?

Sức mạnh của nụ cười

Tôi viết ra điều này từ kinh nghiệm bản thân mình. Một ngày nọ, mệt mỏi sau một ngày làm việc, tôi bước từ sở làm về với khuôn mặt nặng trĩu...

Chia sẻ nỗi đau

Hẳn mỗi chúng ta đều từng nghe các giai thoại về sự khôn ngoan của cá heo, từ cách chúng cứu sống những người sắp chết đuối đến cách chúng tương tác với những trẻ khuyết tật dưới nước.

Chuyện tình giữa Mưa và Nắng

Mưa đến là khi Nắng đã tắt… Một người ra đi để một người xuất hiện.

Mối tình 60 năm

Một ngày đông buốt giá, trên đường về nhà, chân tôi vấp phải một chiếc ví ai đó đánh rơi bên đường. Tôi nhặt lên, mở ví ra coi có giấy tờ tùy thân gì khả dĩ giúp tôi trả lại khổ chủ.

Suất cơm phần bà

Một tối cuối năm, trời rất rét, đi họp về qua phố Hàng Giấy, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng trên cái chậu than nhỏ, thơm quá, ấm quá, tôi liền dựng xe ngồi thụp xuống mua một bắp.