Khi hạt gặp nước đầy đủ, nhiệt độ và không khí thích hợp sẽ dần dần “tỉnh dậy” và bắt đầu nảy mầm.
Để hiểu tại sao hạt lại cần ánh sáng hoặc không cần ánh sáng, có người đã từng làm thí nghiệm sau: Lấy mỗi loại tiểu mạch, yến mạch, đậu Hà Lan, hướng dương, cỏ lá lưỡi và cây thuốc lá ra 100 hạt, lần lượt cho vào trong các đĩa và dưới đáy đĩa để một ít đất, sau đó đem những chiếc đĩa này đặt ở chỗ có ánh sáng và ấm để chúng nảy mầm. Bên cạnh đó cũng với những chiếc đĩa đựng các hạt như vậy nhưng dùng vải che phủ, để chúng nảy mầm trong bóng tối. Qua hai thí nghiệm trên ta được kết quả là: tiểu mạch, yến mạch, đậu Hà Lan, hướng dương... đều nảy mầm ở hai môi trường ngoài ánh sáng và cả trong bóng tối, có ánh sáng hay không đều không có ảnh hưởng gì đến sự nảy mầm của chúng. Thuốc lá, cỏ lá lưỡi thì không giống như vậy, trong bóng tối chúng hoàn toàn không nảy mầm, ngoài ánh sáng chúng nảy mầm rất tốt. Thế nhưng cũng có một số hạt lại trái ngược với điều này, chúng chỉ nảy mầm tốt trong bóng tối, như cây hoa cà độc, hoa mào gà, rau dền, hành tây, cây tơ hồng.
Điều thú vị là cây hubơlông, ba ngày trước khi nảy mầm phải đặt chúng trong bóng tối còn sau đó lại phải đặt ở ngoài ánh sáng mới nảy mầm được. Cũng có một số cây khi nảy mầm chúng rất mẫn cảm với ánh sáng Mặt Trời, chỉ cần ở ngoài ánh sáng một thời gian ngắn là đủ, như một loài cây họ cúc, tên khoa học là tactuca satinva.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa quá trình nảy mầm và ánh sáng người ta đã phân hạt giống ra làm ba loại: những hạt không nảy mầm trong bóng tối hay rất kém mà chỉ nảy mầm tốt khi có ánh sáng được gọi là hạt “ưa sáng”; những hạt nảy mầm trong bóng tối nhưng lại khó khăn khi gặp ánh sáng gọi là hạt “ưa tối”, một loại nữa là chúng không hề bị ảnh hưởng của ánh sáng, đặt ở chỗ tối hay sáng đều có thể nảy mầm được. Trong thí nghiệm trên ta thấy khi nảy mầm có hạt cần nhiều ánh sáng, có hạt cần ít ánh sáng, thậm chí có hạt không cần ánh sáng, đấy là do đặc tính của mỗi loài khác nhau. Đặc tính này có mối quan hệ rất mật thiết với môi trường tự nhiên. Nếu nói một cách tổng thể loài thực vật thì loại hai và loại ba chiếm đại đa số.
Chúng ta nắm rõ đặc điểm nảy mầm của hạt giống các loài thực vật để khi trồng trọt nhớ chú ý gieo hạt sao cho phù hợp với đặc tính của mỗi loài, làm được như vậy sẽ tăng năng suất cây trồng.
Bất luận là nói như thế nào khi hạt giống nảy mầm, ta đều phải căn cứ vào đặc tính của các loại hạt giống để phân loại, xử lý sao cho phù hợp. Tuy nhiên sau khi hạt giống đã nảy mầm thì nhất định phải đủ ánh sáng thì cây trồng mới phát triển tốt được.