Tại sao việc truyền tin lại gắn liền với vật mang?

Việc nhận thức và sử dụng thông tin của loài người đã có một lịch sử lâu đời từ rất xa xưa. Bao nhiêu năm, rất nhiều thông tin sở dĩ được truyền đi và lưu giữ lại đều phải dựa vào phương tiện mang (hình thức truyền tải).

Những ai đã đến Bắc Kinh phần lớn đều đến Bát Đạt Lãnh. Ở đó ta có thể thấy Trường Thành uốn lượn quanh co, chỗ cao chỗ thấp kéo dài tít tận nơi xa và bạn còn có thể thấy được Phong Hỏa Đài hùng vĩ. Cách đây 2700 năm, người ta đã sử dụng Phong Hỏa Đài làm vật truyền thông tin đi các nơi xa.

Từ xưa đến nay, con người để tiện lấy thông tin hoặc trao đổi tin đã tiến hành năm lần biến đổi thông tin. Và mỗi lần biến đổi này đã làm nảy sinh những phương tiện mang riêng.

- Lần biến đổi thông tin thứ nhất - đã có được ngôn ngữ. Trong xã hội nguyên thủy, tổ tiên chúng ta bằng cách ra hiệu tay (thủ thế), nét mặt (bày tỏ tình cảm) và những âm tiết đơn giản để tiến hành trao đổi thông tin. Khi con người phát triển lên một giai đoạn nhất định, chỉ dựa vào các cách ra hiệu này và nét mặt thì không thể nào đạt được mục đích trao đổi thông tin. Và thế là ngôn ngữ ra đời. Ngôn ngữ ra đời đã cho con người một phương tiện mang để giao lưu tư tưởng và truyền tin.

- Lần biến đổi thông tin thứ hai - sáng tạo ra chữ viết (văn tự) nền sản xuất phát triển đã dẫn tới việc phân công lao động chân tay (thể lực) và lao động trí óc. Từ đó thúc đẩy việc ra đời của văn tự. Văn tự là một phương tiện mang để giao lưu và truyền tin vượt qua khu vực, vượt qua giới hạn thời gian của loài người.

- Lần biến đổi thông tin thứ ba - làm ra giấy và phát minh kỹ thuật in. Trước đó thông tin được ghi lại bằng chữ viết trên mai rùa và xương (giáp cốt), thẻ tre hoặc da thú. Việc giữ gìn và truyền đi thật bất tiện. Việc Trung Quốc phát minh ra cách làm giấy, đặc biệt là phát minh và sử dụng cách in chữ rời đã đưa loài người tiến vào thời đại mới coi nguồn cơ bản của tri thức và thông tin là những sản phẩm in ấn. Đồng thời cũng khiến loài người có được phương tiện mang mới cho thông tin.

- Lần biến đổi thông tin thứ tư - ứng dụng telex, điện thoại và truyền hình. Để nắm được thông tin và truyền hình nhanh hơn, các nhà khoa học đã phát minh ra một phương tiện mang mới cho thông tin, đó là điện tín. Sự phát minh và ứng dụng điện tín đã mở rộng một bước phạm vi lẫn nội dung truyền tin - ngoài văn tự còn có thể truyền âm thanh và hình ảnh.

- Lần truyền thông tin thứ năm - ứng dụng kỹ thuật mạng số. Từ đầu thế kỷ XX đến những năm 90 của thế kỷ này, tốc độ thông tin đã nâng cao 10 triệu lần, tốc độ ghi tin cũng đã nâng cao một triệu lần. Trong tình hình đó, chỉ dựa vào trí lực tự nhiên của con người để lấy được và gia công thông tin thì không thể nào thỏa mãn yêu cầu của xã hội phát triển. Và thế là máy tính điện tử đã ra đời. Sự phát minh và ứng dụng máy tính điện tử, việc số hóa thông tin đã nâng cao tốc độ và độ tin cậy truyền tin lên rất nhiều lần. Những năm 90, việc phát triển mạng Internet đã tìm ra một phương tiện mang mới cho việc nhận thức và sử dụng thông tin của loài người. Sau khi Internet và xa lộ thông tin cao tốc xuất hiện, người ta thu nhận thông tin vô cùng tiện lợi, cơ hội để sử dụng thông tin càng nhiều hơn.

Tóm lại, những phương tiện mang tin kể trên đã khiến cho giữa những con người với nhau, giữa các quốc gia với nhau có thể truyền thông tin và trao đổi thông tin. Hơn nữa, thông tin được giữ lại truyền cho các đời sau.

Tại sao người máy lại nghe và hiểu được tiếng người?

Khoa học kỹ thuật phát triển đến hôm nay và đã chế tạo ra hàng loạt người máy nói được nghe được. Việc đó không còn là khó khăn nữa.

Thế nào là "Chính sách bong bóng"?

"Chính sách bong bóng” là chính sách quản lí môi trường rất nổi tiếng được người Mỹ đặt ra năm 1979. Chữ “bong bóng” ở đây là chỉ như bong bóng xà...

Tại sao diễn viên xiếc có thể giữ chiếc gậy đứng vững mà không bị rơi?

Nếu thử một chút bạn sẽ nhận thấy giữ ổn định cho cây gậy dài dễ hơn cây gậy ngắn. Tại sao lại như vậy?

Tại sao động vật lưỡng cư không sống ở biển?

Ếch, cóc và cả mỹ nhân ngư trong truyền thuyết có tiếng kêu như tiếng trẻ con khóc đều là những thành viên của nhóm động vật lưỡng cư.

Vì sao gió trên cao mạnh hơn dưới thấp?

Khi ta đứng trên sân thượng hoặc tháp cao thường cảm thấy gió mạnh hơn dưới đất, có thể thấy tốc độ gió tăng lên theo chiều cao. Lấy khu vực Bắc Kinh...

Bầy sói khác đàn gặp nhau sẽ làm gì?

Thông thường thì hai đàn sói do không biết rõ về đối phương, chúng sẽ doạ dẫm lẫn nhau nhằm trấn áp đối phương.

Vì sao xuất hiện chớp dạng hình cây và hình cầu?

Vào lúc chạng vạng tối của mùa hè, đám mây hồng đi qua làm nóng mặt đất, cộng thêm tác dụng tiềm nhiệt của hơi nước đóng băng lan rộng rất cao và dẩy,...

Tại sao nước mắt lại mặn?

Nước mắt mặn là vì nó chứa muối. Ngoài muối, nước mắt còn chứa các hóa chất hữu cơ và vô cơ như lipid, lysozyme, mucin, lactoferrin và enzyme.

Vì sao không nên cắt móng tay quá sâu?

Móng tay của con người giống như lớp vảy trên thân con rắn; đó là những sản phẩm phụ của da, tác dụng chủ yếu là bảo vệ ngón tay. Nhưng nếu móng tay...