Thác nước được hình thành như thế nào?

Mọi người đều biết: “Nước chảy chỗ trũng”. Nước trên lục địa đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp. Địa thế càng dốc, nước chảy xuống dưới càng nhanh. Tại những nơi có địa thế cao thấp rõ rệt, địa thế có sự chuyển ngoặt biến đổi, dòng nước chảy đột ngột từ trên cao xuống, hình thành nên thác nước.

Trong số rất nhiều những dãy núi, dòng sông nổi tiếng của Trung Quốc, hầu hết đều có thác nước. Trong đó có thác nước nổi tiếng Quý Châu Hoàng Quả Thụ, với khối nước lớn chảy xuống từ độ cao 75 m, dòng nước chảy xuống nhanh, xiết bắn tung thành những bọt sóng trắng xóa, làm thành bụi nước sương mù, phát ra những âm thanh vang tai, thật là tráng lệ! Ở Lư Sơn cũng có rất nhiều thác nước, thế hùng vĩ của những thác nước này đã sớm được ca tụng bởi các thi nhân qua nhiều thời kỳ.

Để tạo nên thác nước cần có nước, đồng thời phải có địa hình biến chuyển cao thấp và độ dốc. Vậy thì, chúng có những tác dụng gì trong việc tạo thành dạng địa hình như thế này?

Do chuyển động của vỏ Trái Đất, vỏ Trái Đất xuất hiện những vết rạn nứt, hai bên của vết nứt lại tương đối gồ ghề tạo thành các vách đá rất dốc, dòng sông chảy qua đây, tự nhiên sẽ chảy xiết xuống, hình thành thác nước.

Sau khi núi lửa phun trào, phần miệng núi lửa còn lưu lại trên đỉnh núi, nếu như tích tụ nước để trở thành hồ, nước hồ tràn ra, cũng có thể hình thành nên thác nước. Hồ nước Thiên Sơn Bạch Đầu chính là được hình thành theo cách này.

Nham thạch phun ra từ núi lửa, hoặc là do động đất xảy ra núi lở, gây tắc nghẽn các dòng sông, tạo thành các đê đập tự nhiên, thế nước dâng cao, dòng nước phun trào, cũng sẽ hình thành nên thác nước.

Hơn nữa, lòng sông của các con sông, do các nham thạch hình thành nên nó không giống nhau, khả năng chống lại sự xói mòn của các dòng sông cũng không giống nhau. Nham thạch cứng thì khả năng chống xói mòn tốt; nham thạch mềm thì dễ bị xói mòn. Do đó làm cho địa hình ở đáy sông có sự cao thấp khác nhau, đây cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên thác nước.

Tại những nơi có các dòng sông băng, do sự khác nhau về độ sâu của sự bào mòn, đã lưu lại các khe băng hình chữ U có độ nông sâu không giống nhau, sau này bị các dòng sông chiếm giữ, dòng nước liên tiếp chảy qua các khe băng hà nơi có sự khác biệt rõ rệt về độ nông sâu, làm xuất hiện thác nước.

Bờ ở khu vực các con sông đổ ra biển, thường do những con sóng mạnh tạt vào bờ, khiến cho bờ biển “lùi vào”, dòng sông “rút ngắn”. Nếu như bờ biển bị phá hỏng với tốc độ nhanh, đáy sông vốn cao hơn mực nước biển sẽ “gắn” trên bờ biển, khu vực mà sông đổ ra biển sẽ hình thành nên thác nước.

Ngoài ra, các dòng sông chìm dưới những nơi thường có muội nham thạch, nơi có dòng sông chìm chảy qua, nếu địa thế cao thấp biến đổi dốc tự nhiên, hoặc sông chìm chảy từ đỉnh dốc núi, như vậy sẽ hình thành nên thác nước càng hùng vĩ hơn.

Tại sao phải tiến hành truyền thông bằng vệ tinh?

Trong gia đình vệ tinh Trái Đất, ngoài Mặt Trăng ra còn là vệ tinh nhân tạo với vô số chủng loại. Hiện nay người ta sử dụng vệ tinh để truyền thông,...

Trái đất có từ bao giờ?

Hệ Mặt trời được hình thành từ đám “tinh vân nguyên thuỷ” có dạng hình đĩa tròn xoay vòng với nhiệt độ cao tới 2.000 độ C trên vị trí của Trái đất.

Trên bầu trời có bao nhiêu ngôi sao?

Đêm trời trong sáng, sao nhấp nháy giống như những đốm bạc khảm lên bầu trời đen mênh mông. Xem kỹ những chấm sáng to nhỏ, mật độ dày thưa khác nhau...

Tại sao kiến không bị lạc đường?

Loài kiến sống cuộc sống theo đàn, chúng đều có "nhà" của chính mình. Vào thời tiết nắng ấm, chúng thường phải ra ngoài tìm kiếm thức ăn, có khi phải đi đường rất xa.

Tại sao hải âu hay bay theo tàu biển?

Những ngày trời nắng, nếu bạn đi dạo trên bờ biển, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm, thường có thể thấy đàn chim hải âu màu bạc sáng lóng lánh, giang rộng đôi cánh, rất bình thản bay theo tàu biển.

Vì sao canh thịt không cho muối thì không ngọt?

Nấu ăn phải cho muối là lẽ đương nhiên. Đó không chỉ là nhu cầu của sinh lý cơ thể mà còn là nhu cầu của khẩu vị.

Nước sông Tô Châu - Thượng Hải có trong xanh trở lại được không?

Sông Tô Châu dài 125 km, chảy qua khu vực Thượng Hải dài 53,1 km, quãng sông trong thành phố là 23,8 km. Xưa nay nước sông Tô Châu vừa đen vừa thối.

Tại sao cần phải bảo vệ các kiến trúc cổ của thành phố?

Kiến trúc cổ của thành phố là một tài sản vô giá, một loại biểu trưng, một giai đoạn lịch sử, nó ghi lại bối cảnh văn hoá và sự uyên thâm về tinh thần...

Từ trường trái đất vì sao lại "đảo chiều"?

Chắc bạn đã từng chơi nam châm. Mẩu nam châm nho nhỏ cho dù bạn đi đến đâu cũng chỉ về phương Nam.