Tôi lại có gia đình

Câu chuyện kể về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh, Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người. Một đêm gió tuyết rét cắt da, hai thầy trò lạc đường, kiệt lực vì đói, rét, đành ngủ tạm bên đường. Cụ Vi-ta-li chết rét. Rê-mi chỉ còn thoi thóp thở, may mắn được gia đình người làm vườn chăm sóc, cho ăn nên thoát chết. Khi cậu định chia tay gia đình người làm vườn thì được ông chủ niềm nở giữ lại.

 

Tôi chào ông chủ và đi ra cửa. Mới được vài bước thì cô con gái út bị câm của ông chủ bước theo tôi, cầm lấy tay tôi, chỉ vào cây đàn và mỉm cười. Tôi hiếu ý cô và hỏi:

– Li-dơ muốn tôi đánh đàn à?

Cô gật đầu và vỗ tay vui vẻ. Cha cô nói thêm:

– Phải đấy. Con đánh một bài cho vui.

Lúc ấy tôi không vui gì nhưng tôi cũng hạ đàn xuống, đánh một vũ khúc hay nhất để tặng Li-dơ.

Lúc đầu, cô bé nhìn tay tôi, sau cô lấy chân đánh nhịp, rồi như bị tiếng đàn lôi cuốn, cô nhảy và quay nhẹ nhàng trong bếp, trong khi đó hai anh và chị cô vẫn ngồi yên lặng nghe đàn. Li-dơ nhảy không đúng bước nhưng cô quay lượn uyên chuyên với nét mặt tươi đẹp như hoa hồng.

Ngồi cạnh lò sưởi, người cha nhìn cô, vẻ cảm động.

Khi tôi đánh hết bài, Li-dơ lại trước mặt tôi, cúi chào rất duyên dáng. Xong cô lấy ngón tay gảy vào dây đàn và nhìn tôi, tỏ ý bảo tôi đánh bản nữa.

Tôi có thể đánh cả ngày cũng được nhưng cha cô bảo thôi vì sợ cô nhảy nhiều sẽ mệt. Thế là tôi không đánh những bài khiêu vũ nữa. Tôi hát bài Tình ca Ý mà thầy tôi đã dạy tôi. Bài hát này giai điệu êm ái và âu sầu đã nhiều lần làm khán giả phải rơi lệ.

Nghe mấy nhịp đầu, Li-dơ tiến lại gần tôi, mắt nhìn vào mắt tôi, môi mấp máy như nhắc lại lời hát. Rồi giọng hát của tôi mỗi lúc một buồn, cô lùi lại vài bước. Đến câu cuối cùng, cô gieo mình vào lòng cha, khóc nức nở.

Anh Băng-gia-manh ngạc nhiên:

– Con bé sao thế? Vừa nhảy múa xong, đã khóc liền.

Chị Ê-chiên-nét bảo:

– Li-dơ nó hiểu âm nhạc.

Trong lúc Li-dơ gục đầu vào lòng cha, tôi vác đàn lên vai và đi ra cửa. Người cha hỏi:

– Con đi đâu?

– Con cố tìm để được thấy thầy con lần cuối. Xong con sẽ làm những điều thầy con đã dạy: đàn và hát.

– Con cố giữ nghề đàn hát của con à?

– Con không có nghề nào khác ạ.

– Con không ngại đường xa à?

– Không ạ.

– Dù sao, cái đêm vừa qua cũng đủ làm con phải suy nghĩ đấy.

– Con cũng nghĩ lắm. Có một cái giường, một bếp lửa ấm thì còn gì sung sướng cho bằng!

– Vậy con có muốn ở lại đây không? ơ lại, con sẽ chăng sung sướng và nhàn hạ đâu. Con sẽ phải dậy sớm, làm vườn, cuốc đất, đô mồ hôi lấy miếng bánh. Nhưng con không phải ngủ ngoài trời như đêm trước, có thể chết rét mà không ai hay biết. Tốì đến, con sẽ có giường đệm sẵn sàng và khi ngồi vào bàn, hơi súp đưa lên, con sẽ thấy sung sướng vì đã lao động. Ta thấy con là một đứa trẻ có nghĩa. Con có thê sống ở đây như là ở gia đình của con.

Li-dơ quay lại, nhìn tôi qua làn nước mắt, miệng tươi cười.

Lời đề nghị đó đến bất thần quá khiến tôi ngây người, không tin tai mình có nghe nhầm không.

Người cha lại hỏi:

– Con nghĩ thế nào?

Tình cảnh của tôi lúc bấy giờ thật là bi đát. Con người mấy năm nay coi tôi như con đẻ, người ây là cụ Vi-ta-li vừa mới qua đời. Cùng lúc ấy tôi lại mất một người anh em là con chó Ca-pi yêu dấu, biết yêu thương tôi và an ủi tôi. Lúc này tôi không gia đình, không nhà cửa. Lời mời thân thiện của cha Li-dơ đã làm tôi tràn đầy tin tưởng và hi vọng. Điều làm cho tôi cảm động nhất không phải là miếng bánh cầm chắc như lời cha Li-dơ nói mà là cái không khí đầm ấm, hoà thuận, cái đời sông gia đình ấm cúng mà ông đã hứa hẹn.

Những cậu con trai kia sẽ là anh tôi. Chị Ê-chiên-nét sẽ là chị tôi. Cô bé Li-dơ xinh xắn sẽ là em gái tôi.

Trong trí óc non dại của tuổi thơ, tôi thường mường tượng sẽ tìm thấy cha mẹ tôi nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ có anh chị và có em. Thế mà nay lại có tất cả. Những con người hiền hậu và nhiệt tình đó không cùng máu mủ với tôi nhưng tôi sẽ hết lòng yêu họ và sẽ làm cho họ cũng yêu thương tôi.

Tôi tháo mạnh cái quai đàn trên vai ra.

Người cha vừa cười vừa nói:

– Đó là một câu trả lời rất hay! Con hãy treo đàn vào cái đinh kia, rồi một ngày nào đó nếu con không thích ở đây nữa, con có thể lấy nó xuống để bay nhảy tới một phương trời khác.

Tôi đáp:

– Con chỉ xin ra đi một lần nữa thôi, ra đi để gặp lại thầy con lần cuối.

Thế là từ nay tôi không bơ vơ nữa, tôi lại có gia đình.

Mèo con không biết vâng lời

Đó là một con mèo tam thể rất đẹp, nhưng cũng rất bướng, không biết nghe lời. Nó còn nhỏ, không biết mẹ nó là ai, chỉ biết cô bé gái thường ôm vuốt ve nó và không bao giờ mắng nó cả.

Trần Nguyên Thái, cô gái đoạt 5 Huy chương Vàng

Trần Nguyên Thái sinh ra xinh xắn như nhiều bé gái khác. Năm 1966, tai hoạ giáng xuống khi cô bé mới 2 tuổi. Mẹ đi làm đêm, chị gái 11 tuổi trông em làm đổ đèn dầu.

Củ cải trắng

Mùa đông đã đến rồi, trời lạnh buốt. Thỏ con không còn gì để ăn nữa, nó đành mặc áo ấm và đi ra khỏi nhà để tìm cái ăn.

Trên đường đến nhà lao

Bầu trời Côn Đảo trong buổi bình minh rất đẹp. Con đường từ Bến Đầm đến nhà lao uốn quanh bờ biển, men theo triền núi, bên trên là cây cối um tùm, bên dưới là sóng trắng vỗ bờ đá dựng.

Bé Xà Bông đi đâu mất rồi?

Khỉ con ngày nào cũng leo trèo nghịch ngợm, hết sờ chỗ này lại mó chỗ kia nên mặt mũi tay chân đều lấm lem hết cả. Một hôm, Khỉ mẹ tặng cho Khỉ con một cục xà bông trong suốt rất đáng yêu. Khỉ con rất thích và gọi đó là Bé xà bông...

Bá Nha học đàn

Vào thời Xuân Thu, có một người tên là Du Bá Nha theo Thành Liên tiên sinh học đàn. Chỉ một thời gian ngắn, Bá Nha đã thành thục các ngón đàn, nhưng thầy giáo của ông vẫn cho rằng Bá Nha biểu diễn chưa đủ cảm động lòng người...

Chiếc đó cá

Trời đã xế chiều, Tiến tha thẩn ra bờ mương chơi. Thấy trong người nóng bức, nó nhảy tùm xuống mương tắm. Đang vùng vẫy, chợt nó thấy lấp ló có chiếc đó của ai be vào mép bờ...

Em có xinh không?

Voi em thích mọc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh: Em có xinh không?

Gà và Cáo

Lão Cáo đang đi chợt nghe tiếng Gà rừng con khóc lóc ven rừng! Hay quá! Lại được chén rồi!