Trường học cuối tuần

Một cô bé đứng khóc nức nở gần một lớp học nhỏ vì cô bị đẩy bật ra khi có quá đông người chen chúc.
“Cháu không thể vào trường học chủ nhật được!”.

Cô bé vừa khóc vừa kể với vị mục sư đi ngang qua. Nhìn thấy vẻ ngoài giản dị, thậm chí đến mức xoàng xĩnh của cô bé, vị mục sư đoán ra được nguyên nhân. Ông nắm lấy tay cô bé, dẫn vào trong nhà thờ và tìm chỗ cho cô bé ngồi. Cô bé đã cảm động đến mức đêm hôm đó cô thức suốt để nghĩ về những đứa trẻ nghèo, thậm chí không có chỗ ngồi trong trường học Chủ Nhật.

Khoảng hai năm sau, cũng cô bé ấy đang nằm hấp hối trên giường bệnh trong một căn nhà nghèo nàn. Bố mẹ cô mời vị mục sư, người đã trở thành bạn thân của con gái họ đến để làm những nghi thức cuối cùng khi cô bé qua đời. Khi mục sư bế cô bé lên, một cái ví rơi ra. Đó là một cái ví đã sờn rách, trong đó có 57 đồng xu và một tờ giấy nhỏ với nét chữ trẻ con: “Đây là tiền để sửa trường cho lớn hơn, để nhiều trẻ em có thể đến trường ngày Chủ Nhật”.

Trong vòng hai năm, cô bé đã tiết kiệm số tiền tình cảm này. Khi vị mục sư đọc mảnh giấy, ông đã khóc, và ông biết mình nên làm gì.

Luôn mang theo người mảnh giấy và chiếc ví cũ, vị mục sư nhiều lần kể cho những con chiên đến nhà thờ câu chuyện về tình cảm và sự hi sinh của cô bé nhỏ tuổi. Ông đã đề nghị các con chiên quyên góp tiền xây dựng trường lớn hơn. Nhưng câu chuyện vẫn chưa dừng ở đấy!

Một tờ báo biết được câu chuyện này và đăng nó lên báo. Một nhà kinh doanh bất động sản đọc được và bán cho nhà thờ một lô đất trị giá hàng nghìn đô la, nhưng ông chỉ lấy số tiền là 57 xu.

Không chỉ thế, tiền quyên góp được gửi đến từ khắp các nơi. Trong 5 năm, số tiền vì cô bé đã tăng lên đến 250.000 đô la- một số tiền khổng lồ vào thời điểm đó( khoảng những năm 1990).

Tình yêu không vị kỷ của cô bé dành cho mọi người đang được đền đáp. Khi bạn đến thành phố Philadelphia, nước Mỹ. Hãy đến thăm nhà thờ Temple Baptist, với 3300 chổ ngồi, và trường Đại Học Temple, nơi hàng trăm sinh viên đang học. Nhớ tham quan ở bệnh viện Người Làm Phúc( Good Samaritan), và ở khu nhà làm ” Trường học Chủ Nhật”- nơi có rất nhiều người đến học mỗi cuối tuần. Và đủ rộng để không một đứa trẻ nào trong vùng bị đẩy ra ngoài mỗi khi muốn vào học.

Trong một căn phòng của khu “Trường học Chủ Nhật”, bạn có thể nhìn thấy bức ảnh khuôn mặt đáng yêu của cô bé nhỏ tuổi- cô bé mà 57 xu của cô đã làm nên một lịch sử đáng nhớ. Cạnh đó là chân dung của vị mục sư tốt bụng- Tiến sĩ Russel H Conwell, tác giả cuốn sách “Những cánh đồng kim cương”.

Tình cha vô bờ

Khi tôi chỉ mới chập chững biết đi, gia đình tôi đã gặp phải sóng gió, ba mẹ quyết định chia tay bởi tình cảm cả hai dành cho nhau đã hết. Tôi sống cùng mẹ và mỗi năm chỉ được gặp cha hai lần.

Tan vỡ hoặc tỏa sáng

Những nghịch cảnh có thể được coi như những viên đá mài của cuộc sống. Tuy nó nhằm để đánh bóng khiến bạn tỏa sáng, nhưng cũng có khả năng khiến bạn đau đớn hoặc tan vỡ.

Sự yêu thương dẫn đường

Khi còn trẻ tôi thích hầu như hết tất cả mọi thứ: kem, sôcôla, cái máy đánh chữ, khiêu vũ… Tôi cũng yêu thương rất nhiều người: cha mẹ, người yêu ( sau này là chồng), sau đó là con cái, các sinh vật mà chồng tôi nuôi trong nhà. ” Tôi thích cái này”.

Nếu em là anh

Nếu em là con trai, và anh là con gái, em sẽ khen anh xinh đẹp mỗi ngày, dù sự thật có phải thế hay không. Và em sẽ phùng mang trợn mắt với ai dám chê bai anh của em.

Hai cha con

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng.

Hãy để cuộc sống dạy bạn

Ở một vũng nước kia có một đám rận nước. Ngày ngày, chúng hay trèo lên các ngọn cỏ lau để ngắm ánh mặt trời...

Cô giáo

Sự nhẫn nại của tôi sắp cạn. Không lẽ ngày nào tôi cũng phải nhắc Nicole đem trả cuốn truyện tranh mà cô bé đã mượn của trường.

Cái Gương

Không ai hiểu tại sao nó không còn có ở đấy nữa. Sáng nào khi lên cơ quan, khi bước vào thang máy, tôi đều nhìn vào nó.

Xem xiếc cùng cha

Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi.