Tuổi thọ có liên quan với môi trường không?

Các nhà sinh vật học phát hiện, nói chung tuổi thọ của sinh vật gấp 8 - 10 lần thời gian giới tính thành thục, chín muồi. Nếu căn cứ theo thời gian giới tính thành thục của con người là 14 - 15 năm thì tuổi thọ của con người phải là 110 - 150 tuổi. Nhưng trên thực tế tuổi thọ của con người phần nhiều chỉ có 70 - 80 tuổi. Điều đó là vì nguyên nhân gì?

Nguyên là môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến hàng loạt bệnh môi trường, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người và khiến cho tuổi thọ của nhiều người bị rút ngắn, có người thậm chí còn rất trẻ đã chết.

Mấy năm gần đây, khi nghiên cứu về bệnh tim và bệnh xuất huyết não, người ta đã không ngừng phát hiện rất nhiều bệnh trước đây không rõ nguyên nhân nhưng thực ra không phải do vi khuẩn mà là do môi trường sinh sống bị ô nhiễm gây nên. Các nhà khoa học thông qua các phương pháp phân tích, đã đo được một cách chính xác các nguyên tố hoá học trong cơ thể, từ đó phát hiện được nhiều nguyên tố trong cơ thể có hàm lượng bình quân giống với hàm lượng các nguyên tố đó trong đất. Họ còn đo được độ phong phú của các nguyên tố trong Trái Đất cơ bản thống nhất với độ phong phú của các nguyên tố tương ứng trong máu của người. Những điều này chứng tỏ sức khoẻ của con người có liên quan chặt chẽ với môi trường địa lí mà họ sinh sống.

Các vật sống khi nó đang tồn tại, một mặt không ngừng hấp thu các chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài, mặt khác luôn đào thải các chất ra môi trường. Con người cũng không ngoại lệ. Đồng thời với việc hấp thu và đào thải, giữa con người và môi trường còn hình thành sự cân bằng động về trao đổi chất. Thông qua một thời gian dài về tiến hoá, di truyền và biến dị, loài người đã thích ứng với môi trường tự nhiên mà mình sinh sống. Trong điều kiện môi trường bên ngoài không có gì biến đổi lớn thì quá trình trao đổi chất giữa con người và môi trường luôn ở trạng thái cân bằng. Nhưng khi môi trường phát sinh biến đổi đột biến thì sự cân bằng bình thường này sẽ bị phá hoại. Lúc đó cơ thể không thích ứng được nữa.

Ngày nay môi trường mà con người sinh sống đang phát sinh biến đổi to lớn, môi trường đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hoạt động sản xuất và đời sống của con người đã sản sinh ra một lượng chất ô nhiễm rất lớn, nó bị đào thải vào trong môi trường, phá hoại trạng thái bình thường của môi trường, từ đó mà rất có hại cho cơ thể. Nhiều chất ô nhiễm như: thuỷ ngân, cađimi, asen, cyanua, phenol, benzen nhiều vòng flo, thuốc bảo vệ thực vật v.v... đã làm ô nhiễm bầu không khí, nước, đất đai xung quanh chúng ta, thông qua chuỗi thức ăn mà xâm nhập vào cơ thể người. Vì vậy có thể thấy môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và tuổi thọ của con người.

Từ khoá: Tuổi thọ; Ô nhiễm môi trường.

Vì sao những vật nổi trên mặt nước không bị sóng đánh dạt ra ngoài?

Nguyên nhân thật đơn giản. Nước là do các phân tử cấu tạo nên. Ở những nơi mà sóng lan tới, mỗi một phân tử nước đều buộc phải vận động.

Trẻ em sinh trong ống nghiệm có phải lớn lên trong đó không?

Nói đến trẻ em sinh trong ống nghiệm, hầu như ai cũng nghe biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ trẻ em được sinh trong ống nghiệm như thế nào. Rất...

Tại sao táo không bay lên trời mà lại rơi xuống đất?

Mọi người đều biết rằng vào mùa thu các trái táo trên cây thường chín vàng, quả chín tự động rụng xuống đất. Các loại trái cây khác cũng vậy, chúng đều rơi xuống đất chứ không bay lên trời. Ngay cả khi bạn ném chúng lên cao...

Thế nào là dạy học từ xa?

Dạy học từ xa là một mô hình dạy học sử dụng mạng máy tính. Gọi là từ xa là vì giáo viên và học sinh có thể không cùng một trường, học sinh cũng có...

Vì sao nói biển là "lá phổi" và "thận" của Trái Đất?

Biển là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống duy trì sự sống. Nếu chúng ta xem Trái Đất giống như cơ thể người thì ví biển là lá phổi và thận của...

Vì sao phải bảo vệ san hô và đá san hô?

San hô là một loài động vật ruột ống, sống ở đáy biển vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. San hô thích sống liền với nhau, giữa các con san hô có một khối...

Vì sao trên biển nhiệt đới sản sinh gió lốc?

Hằng năm vào mùa gió lốc (áp thấp hay xoáy thuận) nếu chú ý nghe tin Đài phát thanh chắc chắn bạn sẽ phát hiện: gió lốc thường sản sinh trên biển Thái...

Trên Trái Đất hạt giống gì nhỏ nhất và hạt gì lớn nhất?

Hạt giống của thực vật gì nhỏ nhất? Mọi người thông thường nói là hạt vừng, vì người ta thường ví nhỏ như hạt vừng. Thực ra còn nhiều hạt nhỏ hơn hạt...

Vì sao đo độ cao của núi phải lấy mặt biển làm chuẩn?

Đỉnh núi Chômôlungma (Everet) cao 8.844,13 m.